Tự quản lý hay thuê “mây hạ tầng”

Ngày 03/01/2013 đăng bởi seo3.VS [email protected]

Với điện toán đám mây (ĐTĐM), doanh nghiệp (DN) mong muốn kiếm tìm những giải pháp giúp tối ưu hóa chi phí đầu tư và vận hành mà vẫn đảm bảo mức chất lượng dịch vụ CNTT…

Xu thế tất yếu

Những khái niệm như “Shared” (chia sẻ), “On Demand” (theo yêu cầu), “Elastic” (co giãn theo qui mô ứng dụng), SaaS (Phần mềm như một dịch vụ), PaaS (Nền tảng như một dịch vụ), IaaS (Hạ tầng như một dịch vụ) đã được hiểu theo một ý nghĩa chặt chẽ hơn trong khuôn khổ “ĐTĐM”. DN ứng dụng sẽ không còn phân biệt khái niệm này là của hãng này hay hãng kia nữa.

Theo một chuyên gia tư vấn của HP, nếu như vào 2005, nhân loại đã tạo ra 150 exabyte dữ liệu số và đã tạo ra lượng dữ liệu gấp 8 lần con số trước vào 2010, thì theo dự báo khác, vào 2013 sẽ có 21 tỉ lượt tải về các ứng dụng di động; vào 2014 sẽ có 130 triệu người dùng là nhân viên của các doanh nghiệp lớn/tập đoàn sẽ tham gia các đám mây di động; rồi đến 2020 sẽ có 2 nghìn tỉ thiết bị kết nối vào Internet…

Trong đám mây điện toán, các tài nguyên và dịch vụ CNTT được cung cấp theo nhu cầu, phù hợp với quy mô đông người dùng trong cùng môi trường. Nó đã có những ảnh hưởng rất sâu rộng, có ý nghĩa ngay cả đối với những người không làm trong lĩnh vực kỹ thuật.

Chi phí đầu tư trong CNTT được xem là bài toán khó khăn của nhiều DN. Nhưng, làm sao tận dụng tối ưu mọi nguồn lực, chia sẻ hạ tầng và sử dụng tài nguyên hiệu quả mới là điều quan trọng hơn. Theo Gartner, thị trường “đám mây” vào năm 2013 sẽ đạt doanh thu 8 tỷ USD và tăng lên 10 tỷ USD trong năm sau. Sử dụng nó, các DN giảm bớt lo lắng trong việc quản lý cơ sở hạ tầng CNTT và tập trung nhiều hơn vào phát triển.

ĐTĐM: Cũ mà mới

Nếu nói là cũ thì người tiêu dùng đã dùng ĐTĐM từ lâu – tiêu biểu chính là các dịch vụ email, chat, mạng xã hội miễn phí. Nhưng “mây” trong ứng dụng doanh nghiệp là một “địa hạt” mới.

Đơn cử như Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) là nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông hoàn chỉnh và các nguồn lực thuận lợi cho môi trường đầu tư như đường truyền kết nối, trung tâm dữ liệu, nguồn điện ổn định, nhân sự… QTSC đang đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ ĐTĐM cho cộng đồng DN. IBM là một trong những đối tác đầu tiên hợp tác với QTSC trong việc xây dựng nền tảng đám mây của chính quyền TP.HCM. Với sự hỗ trợ của Trung tâm ĐTĐM IBM (IBM Cloud Lab) tại Việt Nam, nền tảng đám mây tại QTSC sẽ tạo thuận lợi cho quá trình hiện đại hóa kinh tế – xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của TP.HCM.

Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Việt Nam (VNTT) cũng là đối tác của IBM trong việc triển khai hạ tầng và dịch vụ trên nền ĐTĐM của IBM tại Việt Nam. Hiện, IBM đã có một Trung tâm thí nghiệm ĐTĐM tại Hà Nội và là Trung tâm thứ 9 của IBM trên Thế giới.

Tháng 9/2010, Intel cũng giới thiệu tầm nhìn của Tập đoàn từ nay đến 2015 về trung tâm dữ liệu tại Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện quan trọng của Intel trong việc thúc đẩy sự phát triển của xu hướng ĐTĐM. Trong 5 năm tới, Intel sẽ tập trung vào ba giải pháp căn bản gồm: Khả năng liên kết (Federated), Tự động hóa (Automated) và Nhận biết thiết bị đầu cuối (Client aware). Nhằm cung cấp thư viện các kiến trúc tham khảo, bài học kinh nghiệm cùng nghiên cứu cao cấp về ĐTĐM, chương trình Intel Cloud Builder của Intel đã được vận hành với sự phối hợp của các hãng phần mềm và phần cứng nổi tiếng thế giới.

Microsoft và FPT cùng nhau xây dựng và phát triển dịch vụ ĐTĐM ở Việt Nam như hợp tác xây dựng kiến trúc mạng, hạ tầng mạng, đào tạo nhân lực, dịch vụ phần mềm… Dự kiến cuối năm 2011, FPT sẽ cho ra mắt những dịch vụ dựa trên ĐTĐM nhằm cung cấp thư viện các kiến trúc tham khảo, bài học kinh nghiệm cùng nghiên cứu cao cấp về ĐTĐM đầu tiên.

Ngoài IBM, Intel, Microsoft còn có Cisco Systems, HP, Oracle, SAP và một vài hãng khác cũng đang đến với thị trường Việt Nam – thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi. Việt Nam dù chưa có nhiều ứng dụng ĐTĐM nhưng lại được xem là có nhiều tiềm năng cho dịch vụ CNTT, giải pháp trên nền tảng ĐTĐM bởi sẽ có nhiều đầu tư mới về CNTT trong quá trình tăng trưởng.

Gartner cũng dự đoán, đến năm 2012, 80% trong 1.000 DN được bình chọn của Tạp chí Fortune sẽ sử dụng loại hình dịch vụ ĐTĐM, 20% không sở hữu các tài sản hoặc hạ tầng CNTT.

“Mây riêng” sẽ nhiều hơn

Đám mây tư hữu (private cloud) và đám mây công cộng (public cloud) chính là hai mô hình nhắm vào giải quyết vấn đề chi phí đầu tư và chi phí hoạt động dành cho CNTT của DN. Lựa chọn mô hình đám mây nào cũng nôm na như việc một người lao động sẽ phải quyết định mua hay thuê nhà. Các vấn đề từ đó nảy sinh. Và dĩ nhiên, ở giữa 2 cực ứng dụng đó là mô hình đám mây lai (hybrid cloud).

Vì lý do bảo mật, đám mây tư hữu sẽ là lựa chọn của đại đa số các hãng. Lý do khác là vì hầu hết các tập đoàn, DN ở qui mô vừa trở lên đều có cơ sở hạ tầng, trung tâm dữ liệu đã đầu tư. Ngoài ra, họat động mua lại và sáp nhập cũng “mang về” cho các công ty nhiều trung tâm dữ liệu mới. Đây chính là sự ràng buộc của các DN với các hạ tầng riêng hay các đám mây tư hữu. Tuy vậy, các DN này vẫn có thể sử dụng hay thuê thêm các đám mây công cộng – đó chính là mô hình đám mây lai.

Từ tháng 8 và 9/2010, Oracle đã thực hiện khảo sát hơn 300 người dùng là thành viên của nhóm IOUG (Nhóm người dùng Oracle độc lập hay chính là khách hàng của Oracle). Theo đó, DN rất quan tâm đến hạ tầng đám mây riêng (đặc biệt là PaaS). Cụ thể, có 29% đã triển khai mô hình đám mây nội bộ (đám mây riêng), 15% đang cân nhắc và lên kế họach cho ĐTĐM. Trong khi đó, HP cho biết bên ngoài các đám mây tư hữu sẽ có lúc DN cần đến dịch vụ đám mây công cộng.

024 7303 4068