Sau nhiều năm khó khăn trong kinh doanh cũng như các vấn đề nội bộ, AMD cũng đã rất thành công trong việc thiết kế một bo mạch chủ chấp nhận cả chip x86 lẫn ARM. Sản phẩm thương mại sẽ bán ra cùng với bo mạch ARM 64-bit đầu tiên của hãng.
Phần cứng dành cho các nhà phát triển Opteron A1100-Series là một máy tính có vỏ ngoài (uncased computer) được bán với giá 2.999 USD. Máy tính này nhằm vào các lập trình viên muốn viết ứng dụng và trình điều khiển cho máy chủ ARM chưa được AMD bán ra. Dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào đầu năm tới.
Đây là một hệ thống đầu tiên dựa trên ARM của AMD, và hy vọng vào năm 2016 các máy chủ bán ra thị trường sẽ đều có thể tương thích với kiến trúc x86 lẫn ARM. Dự án nhằm kết hợp x86 và ARM có tên gọi là Project Skybridge, với nỗ lực phát triển một bo mạch chủ mà khách hàng có thể sử dụng với bất kỳ chip xử lý nào
Với dự án Skybridge, AMD hy vọng sẽ mang x86 và ARM vào trong một máy chủ để có hiệu quả cao hơn.
AMD hiện đã kinh doanh chip dựa trên kiến trúc x86 dành cho PC, máy tính bảng và máy chủ. Hãng cũng đang sản xuất chip ARM dành cho máy chủ và các thiết bị nhúng. Với dự án Skybridge, AMD hy vọng sẽ mang x86 và ARM vào một máy chủ để cung cấp cho người dùng sự linh hoạt và phù hợp với những nhu cầu muốn chuyển đổi kiến trúc xử lý.
Đại diện AMD cho biết, bo mạch này là một bước đệm để các nhà phát triển viết phần mềm và phát triển phần cứng cũng như các thành phần bổ sung để có thể sử dụng trên các máy chủ dựa trên Skybridge.
Dựa trên những phản hồi từ phía người dùng, những bo mạch tương tự như vậy sẽ giúp AMD thiết kế nên những máy chủ Skybridge hay hơn thế nữa. Những phản hồi này sẽ có được từ việc sử dụng các tính năng liên quan đến kết nối mạng, bảo mật và các tác vụ lưu trữ trên các máy chủ ARM và trên thiết kế của Project Skybridge.
Lộ trình phát triển và sản xuất chip của AMD.
AMD cho rằng, hạ tầng phần cứng và phần mềm sẽ hoàn thiện nhanh hơn khi các sản phẩm của Project Skybridge được tung ra thị trường.
Bộ xử lý ARM nhận được sự quan tâm ngày càng lớn nhờ khả năng tiêu thụ năng lượng thấp, hiệu quả hơn trong một số công việc liên quan đến web-hosting. ARM cũng được xem là một sự thay thế hiệu quả cho các chip x86 dành cho máy chủ của Intel hiện đang sử dụng rất nhiều trong các trung tâm dữ liệu (data center).
Bo mạch với chip xử lý AMD Opteron A1100 có biệt danh Seattle với thiết kế 8 nhân dựa trên vi xử lý ARM Cortex-A57. Bo mạch này hỗ trợ bộ nhớ RAM DDR3 và DDR4 với chức năng tự khắc phục lỗi, 2 cổng 10-Gigabit Ethernet, 8 cổng PCI-Express 3.0 và 8 cổng SATA để gắn ổ cứng lưu trữ. Opteron A1100 còn có vi xử lý nén dữ liệu và lớp bảo mật để xác thực người dùng cũng như mã hóa hoặc giải mã dữ liệu. Lớp bảo mật này có tên là TrustZone này dự kiến sẽ được phổ biến rộng rãi trên các vi xử lý x86 và ARM của AMD.
Bo mạch này được bán ra với gói phần mềm tích hợp LAMP bao gồm hệ điều hành Red Hat Fedora Linux, máy chủ web Apache, cơ sở dữ liệu MySQL và công cụ PHP. Bo mạch này cũng hỗ trợ Java 7 và 8 nhưng chưa hỗ trợ khả năng tăng tốc song song trên CPU và vi xử lý đồ họa. Chức năng tăng tốc có thể được thêm vào một máy chủ Java ảo có tên Project Sumatra mang lại khả năng tăng tốc song song CPU-GPU trên máy chủ ARM với Java 9 – dự kiến sẽ có mặt vào năm sau.
“AMD đang nỗ lực hết sức để vượt lên trên Intel,” ông Hathan Brookwood – chuyên gia phân tích của Insight64 – nhận định. Đây là nguyên nhân cuối cùng khiến AMD quyết định rút ngắn thời điểm ra mắt của chip “6 nhân” tận 5 tháng so với kế hoạch đã công bố trước đây.
Thực tế thời gian qua Intel đã rất tích cực trong việc liên tục tung ra các sản phẩm mới với nhiều ưu điểm vượt trội và áp đảo đối thủ cạnh tranh trực tiếp AMD. Điều này đã khiến AMD lâm vào tình trạng tài chính tồi tệ.
Quý I năm 2009 AMD thông báo hãng này thua lỗi tới 416 triệu USD. Doanh số giảm 21% xuống còn 1,8 tỉ USD.