Gaming Workstation vs Gaming PC khác nhau ở điểm gì?

Gaming Workstation vs Gaming PC khác nhau ở điểm gì?

Ngày 17/07/2018 đăng bởi adminmcvn

Gaming Workstation vs Gaming PC hiện nay vẫn gây nhiều nhầm lẫn cho người dùng và họ không biết nên chọn lựa loại gì cho mình để chơi game. Thực tế có rất nhiều điểm khác nhau giữa 2 loại này, cả về cấu hình, kiểu dáng, mức độ chuyên nghiệp cho người chơi.
Gaming Workstation vs Gaming PC

>> Card đồ họa máy trạm Workstation khác gì với loại thông thường?

 Máy trạm gaming (GammingWorkstation) là gì?

Máy trạm là máy tính thực hiện một số nhiệm vụ chuyên sâu, các công việc đặc thù và thường nó được dành cho các chuyên gia trong một lĩnh vực sử dụng. Đó có thể là kỹ sư chạy một chương trình lập mô hình 3D, một chuyên gia kỹ thuật số dựng hình động, hoặc một nhà khoa học đang nghiên cứu dữ liệu. Đây là những người cần nhiều sức mạnh hơn từ phần cứng so với những người dùng thông thường.

Các tính năng dễ thấy nhất từ một chiếc máy trạm là một bộ xử lý mạnh mẽ, và thường số lượng RAM nhiều hơn khi bạn tìm thấy trong máy tính thường. Máy trạm thường được thiết kế đặc biệt cho mục đích duy trì hiệu suất theo thời gian, đòi hỏi các bộ phận phần cứng có thời gian sử dụng tới mức vĩnh cửu,

PC Gaming là gì?

Giống như một máy trạm, một PC chơi game cũng phải mạnh hơn một máy tính bình thường. Trò chơi hiện đại đòi hỏi các thông số kỹ thuật ngày càng cao, đó là lý do tại sao một PC chơi game đòi hỏi các bộ phận mạnh mẽ hơn nhiều so với PC thông thường. Trò chơi nó cũng như một chương trình chuyên môn vậy, và máy tính chơi game cũng được tối ưu hóa để đáp ứng nhu cầu đó một cách cụ thể. Do đó, sự khác biệt giữa một máy tính trạm và PC gaming được thể hiện rõ nhất ở các thành phần phần cứng cấu thành

CPU máy trạm và CPU chơi game

Sự khác biệt lớn nhất có thể thấy rõ là về CPU được sử dụng bởi từng loại máy. Gần như mọi máy trạm sẽ có một CPU khá mạnh mẽ. Nhưng máy trạm thường sử dụng bộ vi xử lý được tối ưu hóa để xử lý song song cho các công việc khác nhau chứ không chuyên nhất cho game. Những bộ vi xử lý này thường vượt mức mà một game thủ muốn hoặc cần, như Intel Xeon hay AMD EPYC.

Chip cho máy trạm có thể lên tới 2.000 $ nhưng nếu bạn xây dựng một máy tính chơi game cao cấp có thể bạn chỉ cần khoảng 300 $ cho một CPU hàng cực khủng. Đó chính là điểm khác biệt về giá cả. Bởi vì CPU cho game chỉ có khoảng 4-6 lõi và kích thước bộ nhớ cache tỷ lệ thuận với số lượng lõi đó trong khi một CPU máy trạm có thể sử dụng một bộ vi xử lý 32 lõi, với kích thước bộ nhớ cache khổng lồ. Tuy nhiên việc nhiều lõi hơn đối với game đôi khi không thực sự cần thiết.

GPU máy trạm và GPU gaming

Bộ xử lý đồ họa (GPU) là thành phần trung tâm của máy tính chơi game. Trong số các hãng sản xuất GPU, về cơ bản chỉ có NVIDIA GeForce và AMD Radeon. Hai thương hiệu này có một dòng GPU dành riêng cho các máy trạm là Quadro và RadeonPro. Chúng khác với GPU thông thường ở chỗ chúng cung cấp số lượng bộ nhớ video lớn hơn, được tối ưu hóa cho phần mềm định hướng GPU hơn là trò chơi và cung cấp tốc độ đồng hồ cao hơn. Mặc dù chúng có thể được chơi trò chơi nhưng chúng không được tối ưu hóa cho các tác vụ đó và đôi khi gặp phải sự cố hỗ trợ nhỏ.

RAM máy trạm và RAM chơi game

Khi nói đến RAM , bạn không cần nhiều để chạy một PC chơi game. 8GB RAM là tiêu chuẩn thông thường để chơi trơn tru hầu như tất cả các trò chơi máy tính. Ngược lại, các máy trạm thường yêu cầu số lượng RAM lớn để xử lý dữ liệu chuyên sâu. Máy trạm thông thường có thể từ 32GB đến 64GB, với các máy cao cấp đạt 128GB và hơn thế nữa.

Các máy trạm cũng có xu hướng sử dụng một loại RAM khác gọi là bộ nhớ sửa lỗi (ECC). Đó là một loại RAM có thể cải thiện sự ổn định trong các chương trình và ngăn chặn lỗi dữ liệu. Nhưng với game thủ thì họ không muốn nó làm gì. Nó không chỉ đắt hơn RAM thông thường mà nó có thể hoạt động yếu hơn ở nhiều điều kiện khác nhau.

Sự khác biệt về bo mạch chủ

Bởi vì các máy trạm thường sử dụng các CPU và RAM đặc biệt nên có sự khác biệt trong bo mạch chủ của chúng. Ngoài việc là có ổ cắm phù hợp cho CPU máy trạm, các bo mạch này còn được mở khóa cho số lượng RAM cao hơn và có xu hướng có chất lượng xây dựng cao. Các chipset trên các bo mạch chủ máy trạm khác nhau thường không đáng kể.

Đối với Gaming Workstation, sự khác biệt lớn nhất là khả năng âm thanh. Người sử dụng máy trạm có thể không thể quan tâm nhiều đến âm thanh, nhưng đối với một game thủ thì đó là yếu tố không thể thiếu để tạo cảm giác thích thú, thậm chí là say đắm khi chơi game, và trong trường hợp này thì chipset âm thanh đóng vai trò quyết định. Nhiều bo mạch chủ định hướng chơi game sử dụng cấu trúc kiểu audiophile, bao gồm các liên lạc I/O và công suất lọc cho bộ chuyển đổi âm thanh kỹ thuật số kèm theo.

Điểm tương đồng

  • Cả hai máy tính chơi game và máy trạm đều sử dụng các thành phần phần cứng mạnh mẽ và đều có xu hướng sử dụng các giải pháp làm mát mạnh tương tự.
  • Không có nhiều khác biệt giữa các máy trạm và máy tính chơi game khi nói đến lưu trữ.

Sự khác biệt giữa Gaming Workstation vs Gaming PC là gì?

  • Trong hầu hết các mặt, máy trạm có xu hướng mạnh hơn máy tính chơi game. Máy trạm cũng có thể chơi game nhưng nó không trơn tru và có thể gặp nhiều vấn đề như hiệu năng bị giảm.
  • Ngược lại Workstation chuyên dụng gaming có thể được sử dụng làm máy trạm không? Câu trả lời là cũng có thể. Nhưng một máy trạm thực sự mạnh mẽ có thể có một CPU với chi phí rất cao so với một máy tính chơi game.

Tóm lại Gaming Workstation vs Gaming PC rất khác nhau khi chúng được sử dụng vào đúng công việc của mình, có thể chúng vẫn được thay thế cho nhau trong một số trường hợp nhưng sẽ không đạt được hiệu năng tối đa.

VS Trading mong muốn hướng người dùng đến hiệu quả sử dụng sản phẩm cao nhất. Hiện chúng tôi đang phân phối các dòng máy trạm dành cho game cùng các linh phụ kiện chính hãng với giá cạnh tranh nhất trên thị trường. Với đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao, nhiệt tình, sẵn sàng phục vụ người dùng mang đến một sản phẩm tốt nhất. Mọi thông tin xin liên hệ về địa chỉ:

.
.
.
.
Danh mục sản phẩm
024 7303 4068