Khi Công nghệ thông tin phát triển ở trình độ cao, được ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng dân cư và các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp thì nhu cầu về quản lý, lưu trữ, xử lý và khai thác thông tin đã trở nên không thể thiếu của tổ chức. Tính chất “không thể thiếu” của hệ thống thông tin thể hiện chính ở hai yếu tố:
· Luôn có khả năng cung cấp dịch vụ thông tin cho đối tượng mà nó cần phục vụ.
· Luôn sẵn sàng ứng phó với các thảm họa từ thiên nhiên cũng như từ sai sót vô tình hoặc hữu ý của con người.
Nói một cách khác, hệ thống thông tin cần luôn có khả năng đáp ứng nhu cầu của họat động kinh tế xã hội trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh khác nhau.
Từ những nhu cầu trên, các doanh nghiệp nói chung phải tính đến “Trung tâm dữ liệu – Data Center – DC” với các qui mô khác nhau để thu thập, xử lý, lưu trữ, và cung cấp dữ liệu, đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp, đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, tính an toàn trong họat động kinh doanh.
Trung tâm dữ liệu, nói một cách đơn giản, là nơi đặt các hệ thống máy tính lớn và các thành phần liên quan như hệ thống truyền dẫn và hệ thống lưu trữ. Trung tâm này được thiết kế để đảm bảo độ sẵn sàng và an toàn cao nhất cho dữ liệu với các nguồn điện dự phòng, kết nối dữ liệu dự phòng, các thiết bị đảm bảo môi trường hoạt động ổn định cho các máy tính (điều hòa không khí, chống cháy..) và các hệ thống an ninh bảo mật (bao gồm cả yếu tố thường trực của con người).
1. Lý do sử dụng Trung tâm dữ liệu
Trung tâm dữ liệu là giải pháp duy nhất và thích hợp nhất để đảm bảo hệ thống thông tin của một đơn vị có tính sẵn sàng cao cùng với mức độ an ninh tốt nhất. Trung tâm dữ liệu và trung tâm tính toán có thể nói là nơi tụ họp của những công nghệ đỉnh cao của rất nhiều lĩnh vực như điện, điện lạnh, quản lý và điều khiển, phòng chống cháy nổ, mạng, máy chủ, an ninh thông tin… nên việc xây dựng và vận hành một Trung tâm dữ liệu và trung tâm tính toánlà một công việc nghiêm túc, đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao. Đây là một công việc mà hầu hết các doanh nghiệp không thể tự đảm đương hoặc phải cân nhắc tính hiệu quả khi tự triển khai (đối với doanh nghiệp lớn). Vì vậy, xây dựng và vận hành Trung tâm này bởi các công ty chuyên nghiệp; sử dụng Trung tâm bởi các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ là một cách tiếp cận được thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới như tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, hay là các nước đang phát triển vùng Đông Nam châu Á như Malaysia, Thái Lan, Singapore. Sử dụng dịch vụ Trung tâm dữ liệu và trung tâm tính toán tập trung của đơn vị khác, sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp có được dự toán kinh phí cho hoạt động ổn định, giảm sự cố về tài chính trong quá trình kinh doanh của mình.
2. Mô hình Trung tâm dữ liệu
Trung tâm dữ liệu hiện nay đã thành một cấu trúc được giới công nghệ nghiên cứu và xác định rõ các thành phần cũng như các chuẩn chất lượng (cấp độ) khác nhau. Mô hình sau minh họa một cách khái quát về các thành phần của một Trung tâm dữ liệu cũng như sự hiện diện hay không hiện diện của chúng trong các cấp độ khác nhau của Trung tâm dữ liệu.
3. Các cấp độ Trung tâm dữ liệu
Các Trung tâm dữ liệu có thể khác nhau về mục tiêu họat động, mức độ đầu tư, phương thức vận hành, điều kiện địa lý, môi trường của nơi đặt Trung tâm… Cấp độ, gọi là chuẩn TIER, của Trung tâm dữ liệu là một thước đo về khả năng cung ứng dịch vụ của Trung tâm dữ liệu trong các điều kiện bình thường cũng như khi có sự cố khác nhau như mất điện, mất đường truyền, thiết bị hư hỏng, thiết bị bảo trì, cháy nổ…
Cụ thể là
|
TIER I – Cơ bản |
TIER II – Dự phòng thiết bị |
TIER III (*) – Duy trì hoạt động đồng thời |
TIER IV – Chống lỗi ngưng trệ |
Số lượng hệ thống truyền dẫn (delivery paths) |
1 |
1 |
1 Active |
2 Active |
Thiết kế Dự phòng |
N |
N+1 |
N+1, 1 passive |
2 (N+1) S+S |
Nguồn – watts/m2 |
200-300 |
400-500 |
1,000-1,500 |
>1,500 |
Chiều cao của sàn nâng (cm) |
30 |
45 |
75-90 |
75-90 |
Sức chịu lực của sàn nâng (kg/m2) |
425 |
500 |
750 |
>750 |
Thời gian triển khai (tháng) |
3 |
3-6 |
15-20 |
15-20 |
Triển khai lần đầu trên thế giới |
1965 |
1970 |
1985 |
1995 |
Chi phí Đầu tư (US$/m2) |
$4,500 |
$6,000 |
$9,000 |
$11,000+ |
Gián đoạn (giờ/năm) |
28.8 |
22.0 |
1.6 |
0.4 |
Độ sẵn sàng |
99.671% |
99.749% |
99.982% |
99.995% |
(*) Nếu xây dựng Trung tâm dữ liệu theo chuẩn TIER III+ và có khả năng nâng cấp lên TIER IV thì thiết kế dự phòng là: 2(N+1).