Máy chủ là gì?
Máy chủ là một máy tính hay một thiết bị trên mạng, nó quản lý tài nguyên của mạng. Ví dụ như, một máy dịch vụ tập tin là một máy tính hoặc là một thiết bị chuyên dụng để lưu trữ các tập tin. Bất kỳ người sử dụng nào trên mạng cũng có thể lưu trữ các tập tin trên máy chủ.
Máy chủ (Tiếng anh là Server) là một máy tính được nối mạng, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác (máy trạm) truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên. Như vậy về cơ bảnmáy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Máy chủ thường được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.
Máy chủ thường là những máy chuyên dụng, nghĩa là chúng không thực hiện nhiệm vụ nào khác bên cạnh các nhiệm vụ dịch vụ của chúng. Tuy nhiên, trên các hệ điều hành đa xử lý, một máy tính có thể xử lý vài chương trình cùng một lúc. Một máy chủ trong trường hợp này có thể yêu các chương trình quản lý tài nguyên hơn là một bộ máy tính trọn vẹn.
Bạn có thể tránh được một số vấn đề cũng như phát huy được hết khả năng bằng cách thực hiện theo một số lời khuyên khi nâng cấp máy chủ.
Lúc ban đầu các máy chủ hầu hết được triển khai với một số mục đích nào đó trong tâm trí bạn. Tuy nhiên dù được triển khai trong doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn đi chăng nữa thì các role máy chủ sẽ thay đổi theo thời gian. Do sự phát triển, ngân khố cắt giảm, những hạn chế đi kèm và các hệ số khác, nên các máy chủ được triển khai cho một mục đích thường phải đáp ứng được các dịch vụ và khả năng đáp ứng bổ sung.
Đó chính là lý do tại sao việc thẩm định hệ thống một cách định kỳ lại quan trọng đến vậy. Xem xét, đánh giá tài nguyên máy chủ có thể giúp bạn bảo đảm được hiệu suất tối ưu cho tổ chức và tránh những khoảng thời gian máy móc ngừng hoạt động không đáng có. Mặc dù vậy, các quản trị viên hệ thống không thể mở case và cắp thêm RAM vào đó hoặc nâng cấp một cách đơn giản ổ đĩa cứng ở đây. Những nâng cấp máy chủ luôn cần đến một kế hoạch cụ thể.
Sau đây là 10 điều mà bạn cần lưu ý khi nâng cấp máy chủ để bảo đảm hệ thống thực hiện với khả năng cao nhất.
1. Luôn bắt đầu với một backup dữ liệu đã thẩm định
Không bao giờ tạo bất cứ thay đổi nào đối với một máy chủ, thậm chỉ cả những nâng cấp nhỏ, trước khi xác nhận có một backup dữ liệu chắc chắn. Bất cứ khi nào thực hiện những thay đổi với máy chủ cũng đều không có sự bảo đảm rằng máy chủ đó sẽ quay trở lại làm việc ngay lập tức. Có một trường hợp có thể hiếm thấy nhưng đã xảy ra, đó là khi thực hiện một nhiệm vụ đơn giản là cài đặt các bản vá lỗi bảo mật và hiệu suất của Windows, nhưng máy chủ đã bị lỗi sau đó.
2. Cân nhắc việc tạo một backup image
Một số nhà sản xuất cung cấp các kỹ thuật disk cloning chuyên nghiệp để khôi phục một cách đơn giản các máy chủ khi xuất hiện lỗi. Một số trong đó gồm có như Acronis Inc. và StorageCraft Technology Corp, cung cấp một tùy chọn khôi phục khá phổ dụng, tùy chọn này cho phép bạn có thể khôi phục một máy chủ bị lỗi sang môt máy tính khác hoàn toàn mới chưa có cài đặt bất cứ hệ điều hành nào. Thời gian ngừng làm việc của máy móc cũng giảm rõ rệt. Khi các nâng cấp gặp vấn đề gì đó, các disk image có thể giúp bạn khôi phục một cách nhanh chóng không chỉ dữ liệu mà còn cả những cấu hình phức tạp của máy chủ.
3. Không tạo nhiều thay đổi cùng lúc
Hầu hết các chuyên gia CNTT đều hiểu được tầm quan trọng của việc tối thiểu hóa số lần khởi động lại máy chủ, vì vậy những người mới vào nghề cũng bị lôi cuốn vào việc muốn hoàn tất các nâng cấp một cách đồng thời qua một lần shutdown máy. Tuy nhiên việc thêm vào ổ cứng, thay thế bộ nhớ, cài đặt lại một số card bổ sung và các nhiệm vụ khác tất cả có nên được thực hiện một cách riêng rẽ? Tại sao? Khi có một vấn đề nào đó xảy ra sau đó một hoặc hai ngày, quá trình tìm ra thành phần nào gây ra sự cố đó là một điều hết sức khó khăn. Chính vì vậy để tránh những khó khăn không đáng có này, bạn không nên tạo nhiều thay đổi cùng một lúc cho máy chủ của mình.
4. Kiểm tra bản ghi kỹ lưỡng sau khi thực hiện thay đổi
Khi nâng cấp máy chủ, không bao giờ được thừa nhận tất cả mọi thứ đều hoạt động tốt chỉ vì máy chủ hoạt động trở lại và không hiển thị lỗi. Kiểm tra các file bản ghi, các báo cáo lỗi, hoạt động backup và các sự kiện quan trọng khác một cách tỉ mỉ hơn bao giờ hết. Sử dụng các báo cáo hiệu suất bên trong của Windows hay các tiện ích kiểm tra của các bên thứ ba, chẳng hạn như những tiện ích HoundDog của GFI Software vàPacketTrap của Quest Software, để bảo đảm tất cả đều diễn ra tốt đẹp như dự định bất cứ khi nào hoàn tất việc thay đổi hoặc nâng cấp.
5. Xác nhận hệ điều hành
Rất dễ quên hệ điều hành một máy chủ đang chạy. Điều này đặc biệt đúng với cả một phòng có nhiều máy chủ nhưng không sử dụng cùng một chủng loại hệ điều hành và thay vào đó là sự hỗn tạp các phiên bản hệ điều hành khác nhau. Một quản trị viên kỳ cựu cũng có thể mắc phải lỗi chẳng hạn như cài đặt thêm 8GB RAM cho máy chủ Windows Server 2003 phiên bản 32-bit. Chỉ cần thực hiện một hành động thẩm định nhanh chóng (gồm có kiểm tra 32-bit và 64-bit) đối với hệ thống cần được nâng cấp, bạn sẽ xác nhận được hệ điều hành nào có khả năng tương thích và có thể sử dụng thêm RAM (hoặc các tài nguyên khác).
_____________________________________
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN VS Trading
Địa chỉ: Số 55, Ngõ 79 đường Cầu Giấy, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, đô thị Hà Nội
Địa chỉ: 366 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Quận Phú Nhận, TP.HCM
Hotline: 028 7308 6666 – 028 7308 6666 – 0962 788 835
Hotline: 028 7308 6666 – 0936 300 136
Tổng đài hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn dịch vụ: 0913 560 868 – 094 8384 678