Tự đầu tư, thuê toàn bộ hay một phần dịch vụ thuê trung tâm dữ liệu Data center ?

Ngày 03/01/2013 đăng bởi seo3.VS [email protected]

Những tiêu chuẩn khắt khe về hoạt động của một trung tâm dữ liệu không chỉ đang thách thức nhiều nhà cung cấp dịch vụ Viễn Thông đầu tư tham gia thị trường, đặc biệt khi nhắm đến việc cung cấp dịch vụ cho thuê. Mà còn có rất nhiều doanh nghiệp cũng muốn tự thiết lập và xây dựng riêng các trung tâm dữ liệu Datacenter cho mình.

An toàn dữ liệu chính là nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp khi đi thuê dịch vụ. Cũng chính vì thế mà đa số các ngành đặc thù như tài chính-ngân hàng, bảo hiểm… luôn thiết kế cho mình những trung tâm dữ liệu dự phòng hoặc chỉ thuê bên ngoài một phần và đến thời điểm hiện tại thì đã có nhiều đơn vị Ngân hàng – tài chính, bảo hiểm,… đã tự xây dựng riêng cho mình một hoặc một vài trung tâm dữ liệu Datacenter riêng. Tuy nhiên để đáp ứng ngày cao cao việc xây dựng, vận hành các Trung tâm dữ liệu Datacenter theo tiêu chuẩn quốc tế Tier – 3, Tier – 4 và nhu cầu mở rộng các trung tâm dữ liệu (Data, Backup, Store & Re Store,…) ngày càng lớn thì việc đầu tư xây dựng mới các trung tâm dữ liệu là một điều thách thức và gặp nhiều trở ngại về thời gian, tài chính, kỹ thuật, con người, hệ thống vận hành, bảo trì và các yêu cầu khác (hệ thống điện nguồn cung cấp, nguồn dự phòng, máy nổ, UPS, làm mát, điều hòa, hệ thống cáp, bảo mật và hệ thống quản trị.vv…

Phuơng án ‘Outsourcing’ và ‘Managed Services’, thuê không gian của trung tâm dữ liệu Datacenter của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp là một giải pháp đang được nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn và đa số các ngành đặc thù như tài chính-ngân hàng, bảo hiểm…lựa chọn.

Đầu tư riêng hay thuê?

Các chuyên gia an ninh thông tin xếp loại các rủi ro về trung tâm dữ liệu ở nhiều khía cạnh. Các “rủi ro số” là sự tấn công của hacker, sự lây lan của virus, các sự cố nghẽn mạng hay các sự cố từ cấu trúc công nghệ… có thể gây sập hệ thống bất cứ lúc nào ; trong khi những rủi ro vật lý bao hàm các yếu tố về môi trường, hiểm họa từ thiên nhiên như bão, lũ, động đất… và cả những hành vi can thiệp của con người. Ở Việt Nam, nguồn năng lượng điện cũng là nỗi ám ảnh đối với người sử dụng dịch vụ lưu trữ.

Theo nhận định của các chuyên gia, nếu xét chặt chẽ cả hai yếu tố nói trên, thì hiện tại đa số các trung tâm dữ liệu ở Việt Nam đều chưa đạt được chuẩn yêu cầu quốc tế Tier – 3, Tier – 4 trở lên. Điều này không chỉ là vấn đề riêng của các trung tâm dữ liệu Datacenter của các nhà cung cấp và khai thác dịch vụ mà còn là vấn đề chung của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu Datacenter riêng. Những lý do nói trên tạo ra các rào cản trước khi các tổ chức và doanh nghiệp quyết định đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu, đòi hỏi những nghiên cứu thiết kế kỹ thuật và môi trường hết sức chặt chẽ. Và các doanh nghiệp lớn khi thuê dịch vụ cũng thường cẩn trọng lựa chọn nhà cung cấp với các tiêu chuẩn này.

Dù thuê hay tự xây dựng thì trung tâm dữ liệu phải được đầu tư một hạ tầng đồng bộ về thiết bị hạ tầng, các giải pháp quản trị và bảo mật cho đến các phương tiện kiểm soát hệ thống ; đồng thời không thể không tuân thủ quy trình quản trị bảo mật thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất hiện nay là ISO 27001.

Một trung tâm lưu trữ dữ liệu giống như “kho báu” hay là” trái tim” của doanh nghiệp, tài sản ở đó là hệ thống thông tin. Vì thế, khi “chọn mặt gửi vàng”, vấn đề bảo mật vẫn là nỗi lo lớn nhất đối với người, mỗi doanh nghiệp đi thuê dịch vụ. Trên thực tế, việc tự xây dựng hay đi thuê đều gặp những rào cản và thách thức nhất định về bảo mật. Nhưng người đi thuê vẫn e dè hơn là đầu tư để trực tiếp quản lý hệ thống của mình. Tuy nhiên với tốc độ phát triển dịch vụ cùng sự đầu tư nâng cấp không ngừng cho trung tâm dữ liệu Datacenter và xây mới các trung tâm dữ liệu nhanh như hiện nay của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, đã không chỉ nhằm tạo ra sức cạnh tranh lớn trên thị trường DC mà còn tạo một làn sóng hiệu ứng cho các đơn vị, doanh nghiệp đã và đang có ý định xây dựng trung tâm dữ liệu Datacenter riêng phải tinh đến việc chọn lựa phương án đi thuê lại DC là một quyết sách.

“Những mối lo về sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu đã được cảnh báo từ rất sớm. Hiệp hội Viễn thông quốc tế (TIA) đưa ra tiêu chuẩn TIA-942  cho trung tâm dữ liệu với bốn cấp độ để chuẩn hóa việc thiết kế và triển khai các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu”

Mặt dù “ việc thuê bên ngoài các dịch vụ được xem là phương cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh và dành thời gian để doanh nghiệp tập trung vào các năng lực cốt lõi”, nhưng điều này hiện chưa phổ biến ở Việt  Nam. Trung tâm dữ liệu không đơn thuần chỉ là nơi lưu trữ, bảo mật thông tin của doanh nghiệp mà nhà cung cấp trung tâm dữ liệu còn đóng vai trò hỗ trợ xử lý thông tin, tư vấn cho khách hàng những hiểm họa về thất thoát dữ liệu…

Chính vì lý do đó mà nhiều doanh nghiệp đang “cố thủ” tại hệ thống của mình, và nhất là các ngân hàng tại Việt Nam chấp nhận thiết lập các trung tâm dữ liệu riêng mặc dù việc đầu tư này đòi hỏi chi phí sẽ cao hơn, phải có đội ngũ chuyên gia riêng và nhiều yếu tố khác.

Những mối lo về sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu đã được cảnh báo từ rất sớm. Hiệp hội Viễn thông quốc tế (TIA) đưa ra tiêu chuẩn TIA-942 cho trung tâm dữ liệu với bốn cấp độ để chuẩn hóa việc thiết kế và triển khai các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu. Mỗi cấp độ có định nghĩa riêng về cấu trúc và khả năng dự phòng và bảo trì.

Ở mức càng cao, khả năng phục hồi và dự phòng của trung tâm dữ liệu càng lớn. Ví dụ, trung tâm cấp 1 không có khả năng dự phòng và dễ bị gián đoạn hệ thống hoạt động, trung tâm cấp 3 bảo đảm khả năng dự phòng và xuyên suốt dịch vụ cao hơn. Trung tâm cấp 4 thì phải bảo đảm không bao giờ xảy ra sự gián đoạn hệ thống. Khả năng bảo trì cao đến mức cho phép bảo hành-bảo trì mà không gây ảnh hưởng gì đến hoạt động chung của toàn bộ hệ thống ngay cả khi các thiết bị phải được tắt đi.

Gắn với nhu cầu kinh doanh?

Ngày nay, các công ty lớn đều trang bị cho mình các trung tâm dữ liệu tùy theo quy mô của hệ thống, có thể là một phòng máy nhỏ với vài máy chủ lưu trữ và các kết nối mạng đơn giản, hoặc có hệ thống đến vài trăm máy chủ. Theo các chuyên gia, cả ba mô hình tự đầu tư, thuê toàn bộ và thuê một phần dịch vụ này đều phụ thuộc vào “chiến lược quản trị của từng doanh nghiệp”. Khi đầu tư cho trung tâm dữ liệu, các chuyên gia luôn tư vấn về việc phân tích bài toán chi phí bao gồm các chi phí đầu tư ban đầu và chi phí phát sinh trong tương lai. Liệu kiến trúc được đầu tư có tạo ra sự đồng bộ và hỗ trợ các nhu cầu kinh doanh hay chưa ? Một bài toán chi phí gắn với chiến lược kinh doanh rõ ràng sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp đầu tư hay thuê bên ngoài.

Với những mối lo về quản trị dữ liệu, các doanh nghiệp lớn hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù rõ ràng chọn mô hình tự đầu tư để chủ động về mặt quản lý và điều khiển trung tâm theo nhu cầu riêng.”Nhưng xu hướng thuê dịch vụ vẫn đang ngày càng phát triển mạnh mẽ”. Nhiều doanh nghiệp vẫn chọn cách vừa đầu tư trung tâm riêng vừa đi thuê. Quyết định quan trọng cho việc thuê hay không là doanh nghiệp cần quản trị hệ thống hay muốn thuê đối tác, dù tuân theo mô hình nào thì cũng phải gắn với nhu cầu hoạt động kinh doanh và dự báo được các rủi ro tiềm ẩn.

024 7303 4068