Nếu bạn đang giữ một vị trí TOP đầu tiên trong công cụ tìm kiếm của Google mà vẫn không thấy tỉ lệ click vào website của mình tăng lên thì bạn cần xem xét lại Title và Meta Description của mình xem đã đủ sức hấp dẫn, kích thích khách hàng hay chưa? Phần mô tả description cần đảm bảo ngắn gọn, súc tích, tóm lược được những ý chính sau:
– Tên dịch vụ của bạn là gì hay bạn đang định đề cập đến vấn đề gì ?
– Đặc điểm nổi bật nhất trong bài viết của bạn là gì ?
– Dùng những từ ngữ kích thích trí tò mò của khách hàng thì tỉ lệ clcik vào website của chúng ta mới cao
Dưới đây máy chủ Việt Nam sẽ chia sẻ với các bạn 8 cách tối ưu Meta Description thu hút khách hàng, tăng CTR cho bài viết
1. Dựa vào phần Meta Description trong quảng cáo Adwords của đối thủ
Phần lớn các bạn làm SEO không thích tìm kiếm có trả phí vì họ phải trả tiền cho lượng truy cập vào web, tuy nhiên có rất nhiều điều bạn có thể học hỏi từ những chiến lược PPC và cách dưới đây có thể dùng cho tất cả mọi người.
Có điều mà nhiều người không nhận ra được đó là những người chạy adwords liên tục test những từ khóa (ít nhất là đối với những người có kỹ năng). Sau khi test xong, họ lại bắt đầu kiểm tra tiếp cho đến khi Ads được tối ưu hóa.
Hơn nữa, có ít chữ cái có thể cho vào quảng cáo adwords bởi vậy bạn có thể lựa chọn kỹ lưỡng từ khóa quan trọng nhất tác động tới khách hàng.
Ví dụ:
Trong ví dụ dưới đây, có 2 quảng cáo cho từ “payment plans”. Nghe thì có vẻ như kế hoạch cho thu nhập linh động (payment plans) có thể quan trọng với những người đang cần tìm nha sĩ vì vậy tôi sẽ thêm từ khóa vào meta description của trang web cho các nha sĩ.
Một ví dụ khác là cho những người kiểm tra nhà (home inspector). Họ muốn nói nhắc tới Thermal Imaging. Tôi không hiểu nhiều về chuyện nhà cửa nhưng có thể những người đang tìm nhà có thể quan tâm.
2. Dựa vào Meta trong kết quả SEO của đối thủ
Bạn đã sao chép lại phần mô tả của adwords nhưng đừng dừng lại ở đó, hãy sao chép luôn mô tả của đối thủ làm SEO (tất nhiên là không phải tất cả từ khóa). Hãy tìm xem những từ khóa hay cụm từ nào họ có mà bạn có thể kết hợp lại. Họ đang đẩy mạnh lợi ích hay muốn nhấn mạnh điều gì?
3. Meta cần gợi sự tò mò của khách hàng
Tự nhiên con người đã tò mò, và nếu bạn có thể đẩy mạnh sự tò mò, bạn có thể khiến cho họ click vào.
Ví dụ ” Bạn sẽ không tin được những điều chúng tôi sẽ làm cho bạn khi đăng kí dùng thử ngay dịch vụ VPS giá rẻ tạiVS Trading…..”
Trọng tâm của việc này, những dòng này được sử dụng vì con người tò mò về những gì sẽ xảy ra. Nhưng nó không hoàn toàn có tác dụng cho thẻ meta description, nhưng có hàng tá các bạn có thể dùng để khiến cho người ta chú ý, tò mò.
Những câu dưới đây là ví dụ:
- “Tìm hiểu xem…”
- “Nó xảy ra như thế nào…”
- “Bạn có bao giờ nghĩ…”
- “Bạn sẽ làm gì nếu…”
4. Kể về lợi ích mang lại
Cách này cũng được ăn cắp từ chiến lược adwords. Thực tế, Perry Marshall, một trong những người nổi tiếng nhất về chiến lược digital marketing đã dạy điều này.
Ông ta gợi ý bạn bắt đầu viết mô tả trong quảng cáo với lợi ích đem lại cho khách hàng rồi tiếp theo là những điểm nổi bật. Xin nó một lần nữa, nếu nó hiệu quả với adwords, không có lý do gì nó không đem lại lợi ích khi cho vào meta description.
Nên nhớ, lợi ích mang lại là những thứ mà khách hàng của bạn có thể nhận được (ví dụ như tạo ra tiền, có hàm răng trắng sáng…), và những điểm nổi bật là những thứ phân biệt sản phẩm với loại sản phẩm khác (ví dụ như tư vấn miễn phí, dịch vụ được chứng nhận…)
5. Dùng con số
Sử dụng số trong thẻ tiêu đề có thể là một cách tốt để tăng lượng click vào. Nhưng nó không chỉ áp dụng được cho meta description mà còn thu hút được người ta click vào từ Adwords, Facebook, YouTube…
Đây là ví dụ, bạn sẽ click vào cái nào?
“Thuê chỗ đặt máy chủ để đảm bảo máy chủ hoạt động ổn định nhất”
“10 miễn phí bạn sẽ được nhận khi thuê chỗ đặt máy chủ củaVS Trading “
Hy vọng là bạn chọn cái thứ 2.
Lý do dòng mô tả thứ 2 đem lại nhiều hứng thú cho người xem vì nó cụ thể và số liệu là một trong những nguyên nhân giúp nó cụ thể.
6. Nêu ra đặc điểm nổi bật của bạn, bạn có cái gì khác biệt so với các đơn vị khác
Sản phẩm của bạn có thể có một đặc điểm khác biệt giúp phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh. Hãy ghi ra nếu như sản phẩm của bạn có điều đó (và nên làm vậy)
Có thể bạn cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí, hoặc CEO công ty đã từng đoạt giải Nobel. Dù nó là gì thì bạn cũng nên làm cho nó nổi bật ngay từ đầu so với các đối thủ.
Ví dụ: Có rất nhiều công ty cho thuê máy chủ, làm sao để chúng tôi có thể thu hút được khách hàng chọn dịch vụ của mình, mặc dù giá thì bên chúng tôi cạnh tranh với các đơn vị khác, ưu điểm mà chúng tôi có chính là máy chủ chính hãng, ổn định, hỗ trợ kĩ thuật 24/24
“VS Trading cho thuê máy chủ cấu hình cao, máy chủ chính hãng, ổn định, hỗ trợ kĩ thuật 24/24, đặc biệt chương trình 8 miễn phí mà bạn không nên bỏ qua”
Nếu khách hàng tìm kiếm dịch vụ thuê máy chủ, chắc chắn họ sẽ thấyVS Trading có sự khác biệt, và đó là lý do công ty chúng tôi hoạt động kinh doanh rất tốt
7. Sử dụng từ khóa
Chúng ta đã bàn nhiều về cách có thêm lượt click bằng cách viết thẻ description hấp dẫn nhưng quên nói về việc đưa từ khóa vào. Nếu trang của bạn đua rank cho từ “dental implants Toronto”, bạn phải chắc rằng trong description có cụm từ này. Dĩ nhiên, điều này khiến thứ hạng của bạn được cải thiện.
8. Trộn lẫn và kết hợp
Một trong những phần thú vị nhất là bạn có thể áp dụng nhiều cách ở trên cho một thẻ description (nhiều bao nhiêu tùy thích, miễn là đủ 160 kí tự). Trộn lẫn và kết hợp chúng lại sau đó kiểm trang xem lượng CTR trong Analytics để xem cái nào có hiệu quả.
Kết luận: SEO không đơn thuần chỉ là SEO lên TOP Google mà SEO cần đem lại khách hàng và hiệu quả cho doanh nghiệp, mặc dù kết quả SEO của bạn có rất cao đi chăng nữa mà tỉ lệ khách hàng clcik về website của bạn thấp, doanh thu thấp thì bạn cần xem xét lại nội dung, title, meta description của mình, hãy điều chỉnh ngay và submit sự thay đổi cho Google.
Luôn học hỏi và thay đổi bản thân để SEO hiệu quả !
Nguồn: Seomxh.com