Facebook hiện là một gia đình, Mark Zuckerberg đã nói như thế tại triển lãm F8 Developer mới vừa diễn ra. Và ý của ông không phải là một gia đình giữa nhân viên với nhau, thay vào đó ông đang nói đến các ứng dụng mà công ty sở hữu. Hiện app Facebook vẫn đang được sử dụng nhiều nhất, nhưng song song đó hãng đã mua hoặc phát triển thêm nhiều mạng app khác như Instagram, WhatsApp và Groups. Đây chính là gia đình mà Zuckerberg nói đến, và trong số những “đứa con” của gia đình này thì ” Messenger sẽ là con gà đẻ trứng vàng cho Facebook ” trong tương lai – thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp và mở cửa cho app bên thứ ba tích hợp vào.
Business on Messenger – một nền tảng thương mại điện tử mới?
Tại hội nghị F8, Facebook thông báo rằng hãng chuẩn bị triển khai Messenger cho một số chuỗi cửa hàng bán lẻ để doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng theo một cách tiện hơn bao giờ hết. Các công ty có thể tích hợp Messenger vào website của mình, cho phép khách hàng xem chi tiết giao dịch và thậm chí hỗ trợ mua sắm ngay chỉ bằng vài dòng chat với nhân viên cửa hàng. Nó còn cho phép người dùng xem tình trạng giao hàng của mình ra sao, hàng đi đến đâu, tất nhiên là có cả việc hỗ trợ khách hàng từ xa nữa. Nói tóm lại: Messenger giờ đã trở thành một nền tảng thương mại điện tử.
Nhà phân tích Brian Nichols của trang Seeking Alpha nhận xét Messenger for Business có tiềm năng cực kì rộng lớn. Ở thời điểm hiện tại thì Facebook chỉ mới bắt tay với chuỗi bán lẻ Everland và zulily tại Mỹ và họ sẽ bắt đầu đưa Messenger for Business vào hoạt động trong vài tuần tới. Mặc dù Facebook vẫn chưa “dụ” được những tên tuổi lớn như Walmart, Best Buy hay Kohl’s sử dụng dịch vụ Messenger nhưng nếu hãng làm được chuyện đó thì doanh số của các hãng bán lẻ này sẽ tăng lên rất nhanh. Số lượng người dùng lên đến 600 triệu hiện Messenger đang sở hữu cũng sẽ là một động lực quan trọng để hãng thu hút thêm các doanh nghiệp đến với mình.
Nhưng chúng ta vẫn chưa thật sự rõ Facebook sẽ làm thế nào để khai kiếm tiền từ Messenger for Business. Liệu công ty sẽ tính phí các doanh nghiệp theo một khoản cố định được thỏa thuận giữa hai bên? Có thể, nhưng vẫn còn một khả năng khác, đó là thu phí trên giao dịch. Mỗi khi người dùng mua hàng hay thực hiện một giao dịch nào đó thông qua Messenger với doanh nghiệp, Facebook sẽ lấy vài phần trăm trên tổng tiền. Đừng quên rằng mới đây Facebook đã triển khai tính năng chuyển tiền giữa người này tới người khác và hãng hoàn toàn có thể mở rộng nó để áp dụng cho việc mua hàng thông qua Messenger. Hãng cũng đã tuyển dụng David Marcus, một cựu nhân viên cấp cao của PayPal về làm việc cho mình. Điều này rõ ràng gợi ý rằng Facebook đang có dự định gì đó liên quan đến việc thanh toán trực tuyến.
Việc thu phí trên giao dịch cũng sẽ giúp hãng giữ được trải nghiệm của khách hàng ở mức cao hơn so với việc gắn quảng cáo hay gửi tin nhắn quảng cáo trong Messenger. Bạn có muốn đoạn chat của mình với bạn gái bị làm phiền bởi các mẫu quảng cáo nhảy lung tung hay không? Hay bạn có muốn một tin quảng cáo lạ hoắc nào đó có mặt trong hộp thư đến của mình không? Hẳn là không rồi. Trước đây Facebook cũng hoạt động trong mời thời gian dài mà không có quảng cáo trực tiếp trong News Feed, lý do là vì CEO của công ty muốn đảm bảo trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng luôn phải nằm ở mức cao.
Nhìn xa hơn, Messenger rất có thể trở thành một công cụ thanh toán online tương tự như những gì PayPal hay Western Union đang làm. Trong quý kinh doanh vừa rồi Western Union đã thu về 1,1 tỉ USD doanh thu từ các giao dịch chuyển tiền giữa người dùng cuối với nhau, trong khi PayPal thì thu được đến 2,2 tỉ USD. Giả sử như Facebook nhảy vào thị trường này thì nhiều khả năng hãng sẽ tính phí giao dịch thấp hơn hai đối thủ của mình (nhất là sau giai đoạn cho xài miễn phí). Nhưng điều đó không có nghĩa là doanh thu Facebook sẽ thấp, bởi vì số lượng người dùng Messenger hiện tại lớn hơn rất nhiều so với Western Union hay PayPal, nếu gom chung với WhatsApp nữa thì con số đó thật khổng lồ.
Messenger Platform – một thí nghiệm của Facebook
Kể từ khi Facebook tách Messenger thành một ứng dụng riêng hồi năm ngoái, hãng đã dần dần cập nhật và cải tiến nền tảng nhắn tin của mình để trở thành một công cụ càng lúc càng mạnh mẽ hơn. Và tất nhiên, nó không chỉ hỗ trợ việc chat mà còn tích hợp khả năng gửi giọng nói, hình ảnh, video, thậm chí ở một số nước Facebook còn cho phép người dùng Messenger gọi điện cho nhau mà không tốt một xu nào, rồi mới đây lại triển khai thêm hệ thống gửi tiền miễn phí. Hướng đi này của Facebook khá giống những gì mà LINE, Viber đang triển khai, và ở Việt Nam chúng ta có Zalo cũng đang mở rộng theo hướng tương tự.
Và Messenger không chỉ dừng ở việc là một app đơn thuần. Cũng trong khuôn khổ sự kiện F8, Facebook đã biến nó trở thành một nền tảng để có ứng dụng bên thứ ba tích hợp vào nhằm cải thiện việc gửi nhận nội dung. Hiện có 47 app tương thích với thứ mà Facebook gọi là “Messenger Platform” và hứa hẹn hệ sinh thái này sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
Một năm trước, nhà phân tích Ben Thompson đã dự báo về tương lai của Facebook và ứng dụng nhắn tin của mình, và hầu hết những dự báo đã trở thành sự thật trong hội nghị F8. Thompson đưa ra ví dụ đó là công ty thương mại điện tử Rakuten chịu chi đến 900 triệu USD để mua lại Viber, cũng là một nền tảng nhắn tin toàn cầu nhưng có điều chưa được phổ biến như Facebook. Thompson xem các ứng dụng nhắn tin như thế này chính là tương lai của email, và chúng hoàn toàn có thể được sử dụng như những công cụ quảng cáo nhằm tiếp cận khách hàng trong một không gian có tính cá nhân hóa cao hơn. Giờ thì bạn thấy đấy, Viber đã trở thành một kênh quảng cáo tiếp thị được nhiều hãng để mắt đến rồi.
LINE, một nền tảng nhắn tin khá phổ biến ở Nhật cũng như nhiều nước Châu Á, cũng góp phần tạo ra các mối quan hệ khắng khít hơn giữa các doanh nghiệp với khách hàng thông qua việc chat. Với sự đồng ý của bạn, LINE sẽ gửi tin quảng cáo cho bạn, bù lại bạn có thể tải về một số bộ sticker nào đó miễn phí. Giờ thì công ty đó có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin khuyến mãi hơn mà không lo bị bỏ vào hộp thư spam như email. Thậm chí LINE còn đang muốn thử nghiệm các giải pháp bán hàng thông qua app của mình nữa.
Quay trở lại với Messenger, bằng việc mở rộng ra cho các app bên thứ ba tích hợp vào, Facebook đang muốn tăng trải nghiệm người dùng và thu hút thêm người mới, đồng thời giúp lập trình viên có thêm người dùng sử dụng app của họ. Nhưng chưa rõ hãng sẽ kiếm tiền từ tính năng này ra sao? Liệu Facebook có đang đi theo con đường của LINE hay Viber? Sau bài thuyết trình ngày hôm nay, phóng viên The Verge đã ngồi lại với giám đốc sản phẩm Chris Cox của Facebook để hỏi về điều đó. Cox mô tả rằng Messenger Platform hiện được công ty xem như là một bài thí nghiệm để biết khả năng phát triển của nền tảng đến đâu, để xem người ta thật sự cần gì và người ta muốn gì. Cox bổ sung thêm: “Bạn sẽ học được rất nhiều thứ khi xem mọi người sử dụng nó“.
Nếu kế hoạch của Facebook chạy tốt, chúng ta có thể kỳ vọng những dịch vụ nhắn tin khác của Facebook cũng sẽ phát triển theo hướng trở thành các “nền tảng” tương tự như Messenger. Liệu WhatsApp có trở thành một nền tảng không? Cox nhận xét: “Tôi nghĩ rằng nhóm WhatsApp sẽ học hỏi từ những gì đang diễn ra“, và rồi có thể họ sẽ quyết định xem “nên tích hợp những gì. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu với một hệ sinh thái để học hỏi mà thôi“.
Kết lại, Facebook hiện tại chỉ mới ở giai đoạn đầu của một cuộc hành trình dài trong việc kiếm tiền từ Messenger. Đúng là hiện tại Messenger đang là một dịch vụ miễn phí nhưng chắc chắn Facebook đang nung nấu rất nhiều ý định với nó, và hãng sẽ thu tiền hoặc từ người dùng hoặc từ các nhà bán lẻ thông qua các giao dịch thương mại điện tử diễn ra trên nền tảng chat của mình. Và cái ngày mà Messenger thu về tỉ USD cho Facebook có thể không còn quá xa vời, lúc đó thì Messenger hoàn toàn có thể được xem là con gà đẻ trứng vàng mà Zuckerberg đã cất công nuôi dưỡng bấy lâu nay.
Các tìm kiếm liên quan đến Messenger
- cai dat yahoo messenger
- messenger 9.0 tieng viet
- messenger 10
- messenger web
- messenger 9
- messenger 8
- messenger facebook chậm
- messenger facebook
- Tải Facebook Messenger cho Android
- Tải Facebook Messenger cho iOS
- Tải Facebook Messenger cho Windows Phone