Triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam còn nhiều gian nan

Ngày 12/05/2013 đăng bởi seo3.VS [email protected]

Khả năng số hóa, kết nối, tích hợp của CNTT đã làm thay đổi cách thức sản xuất và phương thức quản lý, tạo ra một thời đại kinh tế mới – thời đại kinh tế trí thức, đặc trưng bởi sự chuyển đổi từ công nghệ chế tạo sang công nghệ cao, trong đó CNTT là trục kết nối chính.

NHỮNG CHỈ TIÊU KHÔNG DỄ ĐẠT

Xác định vai trò  quan trọng của CNTT trong phát  triển đất nước, Nghị  quyết  13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của hạ tầng KT-XH và toàn bộ nền kinh tế. Coi  phát triển và ƯDCNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu  trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng  ngành, từng lĩnh vực”. 

Ứng dụng CNTT giúp tăng cường tính minh bạch trong công tác quản lý nhà nước, khiến nhà nước trở  nên “trong suốt” trước mắt người dân. CPĐT là cốt lõi  nhất của đổi mới quản lý nhà nước. Từ năm 2010,  Chính phủ đã có Chương trình ƯDCNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước đến năm 2015, trong đó tập  trung vào 3 hướng chính: Xây dựng hạ tầng thông  tin cho hoạt động của Chính phủ điện tử (CPĐT) bao  gồm: phần cứng, phần mềm và các CSDL; Đẩy mạnh  ứng dụng CNTT trong cơ quan quản lý nhà nước để  tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả quản  lý; Phục vụ người dân và xã hội.

Nghị quyết  13-NQ/TW đã đề ra một trong 3 trọng  tâm cải cách cho cả giai đoạn 10 năm (2010 – 2020)  là nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và dịch  vụ sự nghiệp công, trong đó CPĐT là trung tâm. Nền  hành chính có được cải cách theo hướng phục vụ hay không suy cho cùng được thể hiện ở chất lượng các dịch vụ mà cơ quan hành chính nhà nước, các  đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp cho các tổ chức  và người dân. Các chỉ tiêu quan trọng theo hướng  này đã được xác định: Cơ  chế  một  cửa,  một  cửa   liên  thông  được  triển  khai  100%  vào năm 2013  tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước ở địa  phương; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức  đối  với  sự  phục  vụ  của  cơ  quan  hành  chính  nhà  nước đạt mức trên 60%; Từng bước nâng cao chất  lượng dịch vụ sự nghiệp công, bảo đảm sự hài lòng  của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp  công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt  mức trên 60% vào năm 2015; 60% các văn bản,  tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành  chính nhà nước được thực hiện trên mạng điện tử;  100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện  trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông  tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định;  cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến ở mức  độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến  mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp; Đến năm  2015, các trang tin, cổng thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,  Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung  ương hoàn thành việc kết nối với Cổng Thông tin  điện tử Chính phủ, hình thành đầy đủ Mạng thông  tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet.  Những chỉ tiêu phải đạt được đến năm 2020 còn  cao hơn rất nhiều.

Theo đánh giá của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, hiện nay, việc trao đổi văn bản và giao ban  điện  tử  trong  khối  các  cơ  quan  nhà  nước đã đạt  tiến bộ. Nhưng trong quan hệ giữa chính quyền với  người  dân  và  chính  quyền  cấp  dưới  với  cấp  trên  cũng như công tác xây dựng CSDL chuyên ngành  vẫn là khâu yếu nhất. Sự chậm trễ này là do chưa  xác định được số lượng nhóm dữ liệu đặc thù, cấu  trúc nhóm dữ liệu thông tin của CPĐT. Đối với mỗi  loại dữ liệu đó cũng chưa xác định được cần thu  thập thông tin gì. Chuẩn dữ liệu dùng chung cũng  chưa quy định rõ nên không tương thích giữa cấp  dưới và cấp trên.

Từ khảo sát của BKAV, ông Nguyễn Bá Cơ, Phó GĐ Dự án BKAV, cho biết: Các cơ quan nhà nước sử dụng các phần mềm khác nhau, không có sự liên  thông, liên kết. Kết quả xử lý phần mềm này chưa  tương thích với đầu  vào  phần  mềm  kia.  Giữa  các  đơn vị, việc luân chuyển văn bản lại phải chuyển  phát nhanh theo cách truyền thống làm chậm trễ  trong quá trình trao đổi công văn. Hầu hết các địa  phương mới triển khai ƯDCNTT ở cấp huyện, chưa  triển khai liên thông cấp xã.

Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, năm 2012, mặc  dù thứ tự xếp hạng về Chính phủ điện tử của Việt  Nam đã tăng 7 bậc, từ vị trí thứ 90 lên vi trí thứ 83,  song vẫn còn có những tiêu chí như e-participant  chỉ đạt 0,1 điểm; e-Information không được điếm  nào. Báo cáo về CNTT toàn cầu của diễn đàn kinh tế  thế giới năm 2012 đánh giá một số chỉ tiêu về môi  trường thể chế, đổi mới và tác động thúc đẩy kinh  tế của Việt Nam còn rất thấp. Việc ứng dụng CNTT vẫn  còn có những điều bất cập. Ví dụ như: Các cơ quan  nhà nước chưa gắn kết hữu cơ ƯDCNTT với quá trình  cải cách hành chính; Các doanh nghiệp chưa gắn kết  được ƯDCNTT với đổi mới mô hình, quy trình, phương  thức  ƯDCNTT  chưa  thực  sự  lấy  người  dân,  lấy khách hàng làm trung tâm. Mô hình  triển khai còn nhiều yếu tố tự phát; Hệ  thống  chưa đủ tập trung, thống nhất, thiếu gắn  kết đồng bộ giữa các ngành. Đặc biệt  nguồn  đầu tư đúng, nguồn lực con người vẫn  thấp về chất lượng thiếu về số lượng…

Phân  tích  về  vấn đề  này,  nguyên Bộ  trưởng  Bộ  TT&TT  Lê  Doãn  Hợp  cho  rằng,  việc  triển  khai  CPĐT  chưa  được quan tâm đúng mức, đầu tư chưa  ngang  tầm  và  còn  thiếu  trọng điểm.  Chính  phủ  vẫn  thiếu  thông  tin,  gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Các hoạt động về  CPĐT mới nặng về truyền thông, chưa đi vào thực  chất. Nhiều vấn đề trong CPĐT vẫn bỏ ngỏ và chậm  trễ, không rõ hướng đi cũng như cách làm. Đặt hàng  của Chính phủ với các tổ chức, doanh nghiệp để  triển khai CPĐT vẫn chưa rõ.

Với thực tế này, nếu Chính phủ không đốc thúc triển  khai quyết liệt thì những chỉ tiêu xây dựng CPĐT đề ra  đến năm 2015 sẽ khó hoàn thành đúng tiến độ.

CAM KẾT CỤ THỂ CỦA CHÍNH PHỦ

Với vai trò của người tổ chức, dẫn dắt quá trình đổi mới và tái cơ cấu nền kinh tế, Đảng và Nhà nước  phải thực hiện những đột phá mạnh trong tư duy  chiến lược và định hướng chính sách. Đồng thời, sự  hỗ trợ theo kiểu “bà đỡ” của Chính phủ luôn luôn là  điều kiện để quá trình phát triển thực tế không bị  lỡ nhịp, đánh mất thời cơ. Nghị quyết số 16/NQ-CP  ngày  8/6/2012  của  Chính  phủ  ban  hành  chương  trình hành động thực hiện nghị quyết 13-NQ/TW  đã  giao  nhiệm  vụ  cụ  thể  cho  từng  Bộ,  Ngành  và địa phương với khung thời gian cụ thể, nhằm hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra.

Chính phủ, giao cho Bộ TT&TT phối hợp với các  bộ, ngành có liên quan tập trung: Rà soát các văn bản quy phạp pháp luật, bổ sung hoàn thiện thể  chế  nhằm  tạo  khuôn  khổ  pháp  lý  và  môi  trường  thuận lợi cho phát triển CNTT; Thực hiện các giải  pháp, cơ chế, chính sách để khai thác và huy động  tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển CNTT và  sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời bảo  đảm lợi ích hài hòa cho nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Bộ TT&TT phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung Chiến  lược phát triển CNTT đến năm 2020 và tầm nhìn  đến năm 2030 trong điều kiện và bối cảnh mới của  Nghị quyết 13 của Hội nghị TW4 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2013; Xây dựng  đề án quy hoạch phát triển CNTT đến năm 2020 và  tầm nhìn đến năm 2030, bảo đảm tính đồng bộ, kết  nối trong nội bộ ngành, liên ngành, liên vùng trên  phạm vi cả nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,  hiện đại hoá trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt  trong năm 2013.

Chính phủ giao cho Bộ TT&TT phối hợp với các  bộ, ngành liên quan trong 2 năm 2012-2013 xây  dựng đề án huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ  tầng thông tin đến năm 2020, đảm bảo tính khả  thi để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong  năm 2013.

Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư  (KHĐT) và các bộ ngành có liên quan trong thời kỳ  2012-2020  tập  trung  xây  dựng  kế  hoạch đầu  tư  trung hạn để xây dựng hệ thống hạ tầng CNTT và  truyền thông kết nối với quốc tế, hình thành siêu xa  lộ thông tin trong nước và liên kết quốc tế. Chương  trình và kế hoạch đầu tư trung hạn về phát triển  công  nghiệp  CNTT,  thúc đẩy  ngành  công  nghiệp  phần mềm phát triển nhanh;  xây dựng được những  khu CNTT trọng điểm quốc gia.

Bộ TT&TT phối hợp với Bộ KHĐT, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ  ngành có liên quan Xây dựng đề án và tập trung xây  dựng cho được CSDL quốc gia về công dân; CSDL về  đất đai; CSDL quốc gia về nhà ở và CSDL quốc gia  doanh nghiệp. Đề án phải bảo đảm tính đồng bộ,  kết nối trong nội bộ từng ngành, liên ngành, liên  vùng trên phạm vi cả nước. Nhiệm vụ này được triển  khai thực hiện có lộ trình và được thực hiện trong cả  giai đoạn 2012-2020…

Chính phủ cũng giao Bộ TT&TT chủ trì phối hợp  với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ  và các bộ, ngành và các cơ quan liên quan, các địa  phương xây dựng đề án và triển khai ngay việc thực  hiện Thẻ Công dân điện tử phạm vi cả nước. Thời  gian  thực  hiện  nhiệm  vụ  này  trong  cả  giai đoạn  2012-2020.

Chính phủ giao cho tất cả các bộ, ngành trong 2  năm 2012-2013 phải xây dựng xong đề án đầu tư  ứng dụng CNTT vào quản lý, khai thác, vận hành  của các ngành mình giai đoạn 2012-2020. Bộ giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án đầu tư ứng dụng  CNTT trong giáo dục đào tạo, phát triển sách giáo  khoa điện tử, đào tạo trực tuyến… nhằm đáp ứng  yêu cầu đổi mới phương thức dạy và học, đổi mới  thi cử và đánh giá chất lượng giáo dục; Bộ Y tế xây  dựng đề án đầu tư phát triển y tế thông minh nâng  cao chất lượng dịch vụ y tế, góp phần tiết kiệm chi  phí, hạn chế quá tải bệnh viện; Bộ Công thương,  xây dựng đề án đầu tư phát triển hệ thống thương  mại điện tử…

Đề bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển CNTT, Chính phủ giao cho Bộ TT&TT trong 2 năm 2012-2013 xây dựng Chương trình đầu tư nâng cao năng  lực phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt trình độ quốc  tế; nâng cao năng lực làm chủ công nghệ, năng lực nghiên cứu phát triển, khả năng  làm chủ công nghệ nguồn, sản  xuất được các sản phẩm lõi, sản  phẩm trọng điểm về CNTT; nâng  cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả  quản lý hệ thống hạ tầng thông  tin,  phục  vụ  phát  triển  kinh  tế  –  xã  hội,  bảo đảm  quốc  phòng  an ninh, chủ quyền quốc gia về  không gian mạng.

TRIỂN KHAI THEO TỪNG BƯỚC ĐI THÍCH HỢP

Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp cho rằng: Nước ta  còn nghèo nên phải làm từng  bước. Trước tiên, muốn có CPĐT phải có công dân  điện tử, lãnh đạo điện tử, không chỉ biết sử dụng  CNTT mà phải biết xử lý những vấn đề đồng bộ trên  toàn hệ thống. Chính phủ cần xác định rõ nội dung  dịch vụ cho CPĐT, đảm bảo đồng bộ, thống nhất và  cần thiết. Trong CPĐT có 3 kênh quan trọng nhất:  Chính phủ với chính quyền các cấp; Chính phủ với  doanh nghiệp; Chính phủ với công dân. 3 lĩnh vực  cần ưu tiên hàng đầu là: Giáo dục, Y tế và đất đai.

Muốn đẩy nhanh CPĐT, nhà nước cần sớm thực  hiện  công  khai,  minh  bạch  trong  hệ  thống  hành  chính, đáng chú ý là công khai minh bạch về: Thể  chế, chính sách; Quy hoạch đất đai; Đấu thầu; Thủ  tục hành chính, quy trình giải quyết công việc; Tài  sản công chức; Khen thưởng, kỷ luận cán bộ, công  chức v.v… Đây vừa là mục tiêu, vừa tạo động lực  để thúc đẩy triển khai CPĐT nhanh hơn. Nơi nào  chính quyền càng minh bạch thì càng dễ triển khai  CPĐT. Có thể lấy hiệu quả triển khai CPĐT ở các Bộ, Ngành, địa phương làm thước đo tính minh bạch của cơ quan quản lý nhà nước nơi đó.

Trong  việc  lựa  chọn  những  lĩnh  vực  ưu  tiên ƯDCNTT để nâng cao hiệu quả quản lý và giải quyết  bài toán phát triển trong giai đoạn từ nay đến 2015  và tầm nhìn đến 2020, Nghị quyết  13-NQ/TW cũng  đã chỉ ra nội dung cụ thể trong việc phát triển hạ  tầng CNTT: “phát triển mạnh hệ thống kết nối đa  dạng với quốc tế, hình thành siêu xa lộ thông tin  trong nước và liên kết quốc tế”; xác định các định  hướng ứng dụng CNTT: “xây dựng cơ sở dữ liệu quốc  gia về công dân, đất đai, nhà ở, làm cơ sở cho việc  ứng dụng CNTT quản lý các nguồn lực phát triển đất  nước… Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý, khai  thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã  hội và toàn bộ nền kinh tế…”.

Ông Lê Thái Hỷ – Giám đốc Sở TT&TT Thành phố  Hồ Chí Minh – đề xuất: CPĐT trước khi phục vụ người  dân thì phải hoạt động chuyên nghiệp trong môi  trường điện tử… Quản lý được cơ sở hạ tầng bằng  CNTT. Cần xây dựng một hệ thống thông tin đa dạng  và thông suốt, qua đó, tạo lập một CSDL nền tảng và các phần mềm tác nghiệp…; Xây dựng và vận hành các dịch vụ hành chính công trực tuyến và hệ thống  một cửa điện tử, phục vụ hiệu quả; Hình thành một  mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần chính  trong CPĐT.

Chính  phủ  thiết  lập  một đầu  mối  chỉ đạo  triển  khai CPĐT, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến:  Cấu trúc CPĐT, từ Bộ, Ngành đến chính quyền địa  phương để tránh chồng chéo; liên quan đến Trung  tâm CSDL quốc gia và thể chế của chính quyền điện  tử. Khi triển khai nhiều dịch vụ mức độ 3 thì phải  đảm bảo hành lang pháp lý để thực hiện. Vấn đề  này liên quan đến thể chế.

Triển khai CPĐT tập trung đầu tư thành công tại  các thành phố lớn. Từ mô hình này lan tỏa đến các  địa phương, tạo ra tính hiệu quả, đồng bộ rất lớn.

Mặt khác, muốn xây dựng CPĐT thành công phải  tính đến chuẩn giao tiếp, tính khả thi, đưa ra quy  chuẩn chung thì các hệ thống mới có thể bắt tay  với nhau. Xây dựng CPĐT phải tính trước những bài  toán liên thông trong các vấn đề xử lý văn bản, một  cửa điện tử, cổng thông tin… Nhà nước cần đưa ra chuẩn chung và phải có đặc tả cụ thể, yêu cầu nhà  sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết kế theo  yêu cầu đó. Mặt khác, chuẩn kỹ thuật và các trường  của CSDL phải vừa mở lại vừa động để có thể thay  đổi, cập nhật thông tin và đồng bộ hóa thông tin…

Hiện nay mới chỉ có ngành tài chính là tạo được  cơ sở dữ liệu dùng chung liên thông trong nội bộ  ngành và cũng phải đầu tư rất lớn thì mới làm nổi.  Ngành môi trường, ngành địa chính … cũng đang  quyết tâm xây dựng CSDL chuyên ngành. “Cuối năm  nay và trong năm 2013 cần quyết liệt tạo lập các  cơ sở dữ liệu dùng chung, liên thông. Tích hợp được dữ liệu thì mới có thể điều hành tốt”, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

CẤP CAO NHẤT CỦA CHÍNH PHỦ PHẢI VÀO CUỘC

Ông James Jong, Giám đốc Chương trình Khu vực  công  –  Cisco  Systems  châu  Á,  chia  sẻ:  Không  có  quốc gia nào khẳng định là mô hình CPĐT chuẩn.  Chỉ có quốc gia khẳng định giỏi một lĩnh vực. “Tôi  có thể chỉ ra mạnh về băng thông rộng là Hàn Quốc; Singapore có cổng công dân điện tử và điện toán  đám mây Chính phủ; Australia mạnh về Trung tâm  hỗ trợ công dân và các hoạt động thuê ngoài bên thứ  ba cho các dịch vụ công của Chính phủ”. Tuy nhiên,  khi tìm hiểu tại các quốc gia đã triển khai CPĐT đạt  hiệu quả cao thì đều thấy một điểm chung: vai trò  của người đứng đầu.

Bên lề Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam năm 2012 (Vietnam ICT Summit) diễn ra mới đây, ông  Dato’  Dan  E  Khoo,  Chủ  tịch  Liên  minh  CNTT  Thế  giới (WITSA) đã nhiệt tình chia sẻ một số bài học  kinh nghiệm hay từ đất nước mình. Malaysia có một  Ủy ban chung điều phối hoạt động CNTT-TT của cả  nước. Thành viên Ủy ban là lãnh đạo các Bộ, ngành,  hiệp hội, doanh nghiệp. Người đứng đầu trực tiếp  chỉ đạo điều hành Ủy ban chính là Thủ tướng Chính  phủ. Những tiêu chí để đánh giá năng lực của các  Bộ trưởng được căn cứ trên hiệu quả ứng dụng CNTT  của các Bộ, Ngành đó.

Không  chỉ  có  Malaysia,  các  quốc  gia  triển  khai  CPĐT  rất  thành  công  như  Hàn  Quốc,  Singapore, Nhật Bản, Thái Lan… đều có sự chỉ đạo trực tiếp từ  lãnh đạo cấp cao nhất của Chính phủ. Phải ở tầm  quyền lực cao nhất và mức độ chịu trách nhiệm cao  nhất thì mới có khả năng đôn đốc, điều phối các Bộ,  Ngành triển khai CPĐT ăn khớp với nhau. Có thể thấy, trong chương trình hành động của Chính phủ Việt Nam đã bao quát những nội dung  cốt lõi để thúc đẩy triển khai CPĐT, từ quy hoạch  hạ tầng CNTT, xây dựng chuẩn quốc gia về CNTT,  xây dựng thể chế, chính sách… đến chiến lược phát  triển  nguồn  nhân  lực  CNTT.  Vấn đề  cuối  cùng  là  người đứng mũi chịu sào, chỉ đạo, điều phối hoàn  thiện bức tranh tổng thể về CPĐT tại Việt Nam. Giới  CNTT trong và ngoài nước đều cho rằng, để triển  khai CPĐT thành công, Việt Nam sẽ phải học theo  các quốc gia đi trước, Thủ tướng Chính phủ cần trực  tiếp chỉ đạo.

http://tapchibcvt.gov.vn – 04:13 | 07/05/2013

Từ khóa: may chumáy chủmaychu

024 7303 4068