RAID được viết tắt từ Redundant Array of Independent Disks và cần ít nhất hai ổ cứng để thiết lập một mảng RAID với mục đích là :
Tăng cường tốc độ truy cập dữ liệu hệ thống lưu trữ.
Hoặc tăng cường độ tin cậy về mặt dữ liệu.
Hoặc cả hai mục tiêu trên .
RAID có rất nhiểu chuẩn như RAID 0 (striping), RAID 1 (Mirror), RAID 0+1, RAID 10, RAID 5(Parity), RAID 50 … Với các dòng mainboard desktop cao cấp và các main server 1 way và 2 way có hỗ trợ RAID thì thường dùng RAID 0, 1, 5 RAID 0+1, RAID 10.
RAID0 : dữ liệu được ghi xen kẽ với mục đích để tăng cường tốc độ truy cập dữ liệu trong ổ cứng . Nó làm việc bằng cách chia những file ghi trên đĩa thành nhiều mẩu ( gọi là xen kẽ ) và ghi mỗi mẩu trên những ổ cứng khác nhau . Ví dụ nếu bạn có file với dung lượng 200KB và 02 ổ đĩa cứng , nó sẽ cắt thành hai mẩu 100KB mỗi một mẩu ghi trên ổ cứng khác nhau .
Chúng ta sẽ giải thích tóm tắt như sau : trên thực tế mỗi một mẩu có dung lượng nhất định tuỳ theo cấu hình của RAID khi chúng ta thiết lập hệ thống . Nếu hệ thống RAID0 thành những mẩu 128KB thì nó sẽ chia file dung lượng 200 KB của chúng ta thành 02 mẩu 128KB ( trong đó sẽ có một mẩu 28KB trống ). Nếu hệ thống của chúng ta dùng một mẩu 32KB thì 200KB của chúng ta được chia thành 8 mẩu 32KB và hệ thống sẽ gửi 04 mẩu cho mỗi đĩa.
Như thế thì như thế nào là hiệu quả nhất. Trong ví dụ chúng ta đưa ra thay vì ghi trên một đĩa một file dung lượng 200KB thì mỗi đĩa sẽ ghi dung lượng là 100KB file lưu trữ như vậy xét về mặt lí thuyết thời gian lưu trữ 100KB bằng một nửa thời gian lưu trữ 200 KB. Điều cơ bản trong RAID0 là đặt những ổ cứng làm việc song song với nhau .
Dung lượng tổng cộng của ổ cứng trong hệ thống RAID0 bằng tổng dung lượng của hai ổ đĩa . Nếu chúng ta dùng 02 ổ cứng 80GB thì hệ thống đĩa của chúng ta là 160GB . Do đó nếu bạn muốn tăng hiệu suất làm việc của hệ thống thì bạn có thể xem xét việc mua 02 ổ cứng dung lượng nhỏ và thiết lập cấu hình hệ thống dùng RAID0 thay thế cho việc mua 01 ổ cứng có dung lượng lớn.
RAID 1 : không phải là cải tiến hiệu suất công việc nhưng nó có mục đích để nâng cao độ tin cậy của dữ liệu. Nó làm việc bằng cách Copy mọi thứ gửi tới ổ cứng thứ nhất và gửi tới ổ cứng thứ hai, người ta hay gọi nó là “mirroring”. Có thể coi như RAID1 là một hệ thống lưu trữ Back-up phần cứng. Nếu ổ đĩa thứ nhất hỏng thì ổ đĩa thứ hai thay thế ngay lập tức .
Do đĩa cứng thứ hai lưu trữ tương tự như đĩa cứng thứ nhất nên dung lượng lưu trữ trên toàn hệ thống bằng dung lượng đĩa cứng thứ nhất. Nếu bạn có 02 ổ cứng dung lượng 80GB , thiết lập cấu hình hệ thống RAID 1 thì tổng số dung lượng hệ thống là 80GB.
Nếu chúng ta quan tâm đến độ an toàn dữ liệu thì RAID 1 là cách nên làm.
Còn có những cấu hình RAID khác cũng rất thuận tiện nhưng phần cứng điều khiển RAID phải hỗ trợ (hầu hết tất cả các card điều khiển dều hỗ trợ RAID0 và RAID1 ). Dưới đây là tóm tắt một số RAID thông dụng nữa khác mà hệ thống của chúng ta có thể hỗ trợ .
RAID 0+1 : Hệ thống dùng RAID0 và RAID1 cùng một lúc. Nó cần 04 ổ cứng giống hệt nhau . Nếu một ổ cứng hỏng thì hệ thống trở thành RAID0
RAID 10 : Hệ thống dùng RAID0 và RAID1 cùng một lúc. Nó cần 04 ổ cứng giống hệt nhau . Nếu một ổ cứng hỏng thì hệ thống trở thành RAID1.
RAID5 : Nó là hệ thống RAID0 lưu trữ những thông tin Parity cho độ tin cậy cao hơn. Nó cần ít nhất 03 ổ cứng. Đối với hệ thống có 03 ổ cứng thì tổng số dung lượng lưu trữ hệ thống kích thước của 01 ổ cứng nhân với 2. Ví dụ có 03 ổ cứng 80GB thiết lập hệ thống dùng RAID5 thì dung lượng toàn bộ hệ thống lưu trữ là 160KB, trong đó dùng lượng tương đương với 1 ổ cứng dùng để lưu thông tin Parity
Ngoài ra với một số mainboard desktop còn hỗ trợ một chuẩn nữa là JBOD. JBOD: được viết tắt từ “Just a Bunch of Disks” và không phải là hệ thống RAID nó không phải với mục đích cải thiện hiệu suất của ổ cứng hay độ tin cậy. Nó dùng để ghép những ổ cứng có dung lượng khác nhau thành một dung lượng lưu trữ duy nhất. Ví dụ: nếu hệ thống dùng JBOD thêm ổ cứng 40GB với ổ 80GB để thành 120GB.
Chúng ta cũng có thể kết hợp theo hình dưới đây