Cisco CIAC bộ não của điện toán đám mây

Ngày 22/02/2013 đăng bởi seo3.VS [email protected]

Kể từ khi bước vào thị trường cung cấp máy chủ và giải pháp về Cloud Commputing, Cisco đã có những bước tiến đáng kể và liên tục khẳng định vị trí số một của mình bằng sự tăng trưởng đáng kể vượt qua các đối thủ sừng sỏ và những giải pháp công nghệ tiên tiến nhất.

Tháng 1, 2011 Cisco đã ra mắt sản phẩm đầu tiên giành cho Cloud Computing, CIAC v1 được xây dựng dựa trên bộ giải pháp gồm Cisco Cloud Portal, Cisco Process Orchestrator, Cisco Server Provisioner có khả năng tích hợp và tự động hóa với toàn bộ các thành phần hạ tầng của Cloud bao gồm Server, Storage, Network, OS…. Tuy nhiên để có thể vượt qua được HP, IBM.. trong xu thế công nghệ quan trọng nhất của năm 2011 và cả năm 2012, vào tháng 9 ,2011 Cisco đã đưa ra phiên bản CIAC v2 thực sự đã mang Cloud Computing đến với mọi khách hàng trong một giải pháp hoàn chỉnh, mềm dẻo và chi phí hợp lý.

 CIAC 2.0 bao gồm các thành phần sau:

 

 Cisco Cloud Portal: đem lại một giao diện thân thiện và dễ sử dụng cho cả khách hàng lẫn người quản trị. Cung cấp một cổng thông tin tập trung và thống nhất, dễ tùy biến dựa trên nền tảng HTML/JavaScript cho mọi dịch vụ của hệ thống Cloud Computing. Khách hàng có thể tự mình thực hiện các thao tác, từ đặt hàng cho đến theo dõi quá trình cung ứng và quản lý giám sát dịch vụ của riêng mình. Đối với nhân viên quản trị có thể thiết kế ra các service, chính sách người dùng, cấp độ dịch vụ phù hợp với nhu cầu kinh doanh và theo dõi toàn bộ hoạt động của Portal.

 Global Orchestration and Reporting: được kết nối với Cisco Cloud Portal sau khi một dịch vụ được đặt hàng và chấp nhận sẽ được chia thành các nhóm tài nguyên ( compute, virtualization, network, and storage ). CPO sẽ cung cấp khả năng cấu hình tự động thực hiện các thao tác cung cấp tài nguyên này theo cách kịch bản được thiết kế sẵn. Sử dụng giao diện kéo thả với các mẫu thao tác đa dạng được cung cấp kèm theo trong giải pháp cho phép tạo ra các workflow phù hợp với các yêu cầu đa dạng từ cung ứng, cấu hình hạ tầng đến cài đặt hệ điều hành hoặc phần mềm.

 Integration Framework: là một thành phần hợp nhất của CPO, đem lại khả năng tích hợp giữa CPO và các thành phần hạ tầng khác hoặc đến nối đến bộ phận quản lý trung gian ( Ví dự như: vCenter quản lý ESX, UCS Manager quản lý UCS, UIM và DFM cho hệ thống lưu trữ. Đồng thời cho phép kết nối đến những hệ thống lõi của IT như OSS/BSS, tích hợp với các hệ thống tính cước, giám sát, quản lý, cấu hình.

 OS và Software Provisioning Engine: có khả năng tự động cung cấp hệ điều hành và phần mềm theo các mẫu được thiết kế trước. Không những thế engine của CSP còn cho phép thực hiện các thao tác chẩn đoán sự cố từ xa kết hợp với khả năng nhân bản dữ liệu đem lại hiệu quả cao trong việc triển khai cũng như khắc phục sự cố.

Các ưu điểm của hệ thống CIAC:

  • Tự động hóa toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ, giúp rút ngắn thời gian từ hàng tuần, hàng tháng xuống còn tính bằng hàng giờ, trong một số trường hợp gần như có thể ngay lập tức.
  • Tự động hóa quy trình hoạt động: toàn bộ các thao tác quản lý người dùng, quản lý dung lượng, quản lý chất lượng dịch vụ, hỗ trợ bảo hành và tính cước.
  • Tích kiệm thời gian và chi phí triển khai vận hàng hệ thống IT, sự kết hợp với các giải pháp Virtual Desktop có thể thay đổi toàn bộ các thức vận hành của doanh nghiệp, đem lại những trải nghiệm chưa từng có đến người sử dụng
  • Tận dụng tối đa tài nguyên toàn bộ hệ thống
024 7303 4068