Cisco, HP, IBM và Dell đọ tài trên thị trường máy chủ - Máy Chủ Việt Nam

Cisco, HP, IBM và Dell đọ tài trên thị trường máy chủ

Ngày 11/09/2012 đăng bởi seo3.VS [email protected]

Cisco xâm nhập thị trường máy chủ trung tâm dữ liệu trong khi các đối tác cũ mua lại công ty mạng đối thủ của Cisco. Cisco được biết đến là hãng chuyên về thiết bị và giải pháp mạng và đã tạo dựng sự thống lĩnh và sức ảnh hưởng trên thị trường bộ định tuyến, bộ chuyển mạch, dành cho cả doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ mạng.

HP, đối tác lâu năm của Cisco, bán lại bộ phận thiết bị định tuyến và chuyển mạch của mình kèm theo mảng máy in, máy tính doanh nghiệp, thiết bị lưu trữ, máy chủ trung tâm dữ liệu của hãng. Trong khi đó, Dell có với qui mô nhỏ hơn so với HP hay IBM. Thành công và tham vọng của Cisco nhận được cả sự ngưỡng mộ và không ít chỉ trích. Tính đến năm 1997, trên thị trường không có nhà cung cấp nào có thể thay thế Cisco trong việc cung cấp thiết bị định tuyến cho các nhà cung cấp dịch vụ. Và với sự phát triển của Internet, Cisco trở nên thống lĩnh thị trường thiết bị định tuyến, chuyển mạch. Để cạnh tranh với Cisco cũng như tạo thêm lựa chọn cho khách hàng, một số nhà cung cấp viễn thông lớn đã hỗ trợ cho việc hình thành Juniper. Những năm sau đó, Juniper chiếm 30% thị phần từ Cisco.

 

Khi thị trường bộ định tuyến và chuyển mạch tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ổn định, Cisco chuyển hướng nhắm đến những thị trường “lân cận” để thúc đẩy tăng trưởng. Một trong số đó là thị trường trung tâm dữ liệu với các sản phẩm máy chủ và thiết bị lưu trữ. Cisco cũng nhắm đến các giải pháp ảo hóa như một cách để “kết nối” sự thống lĩnh về mạng trung tâm dữ liệu với việc tính toán, lưu trữ.

Đầu tiên, Cisco tấn công vào thị trường mạng lưu trữ (SAN), sau đó là thị trường máy chủ, kết hợp với các bộ chuyển mạch trở thành nhà cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho trung tâm dữ liệu.

Với những chiến lược trên, Cisco đã gây “khó chịu” cho HP, Dell, IBM. HP đáp trả bằng cách khôi phục lại bộ phận kinh doanh mạng ProCurve, mà hãng “bỏ quên” lâu nay, và sau đó tiến hành mua lại 3Com, đối thủ lâu năm của Cisco, với giá 3 tỷ USD. Mặc dù Cisco có nhiều đối thủ cạnh tranh song các nhà phân tích cho rằng Cisco vẫn sẽ duy trì vị trí thống lĩnh trên thị trường chuyển mạch trung tâm dữ liệu, và HP, IBM, Dell sẽ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu các nhà cung cấp máy chủ trung tâm dữ liệu.


Anh Quân (Theo IDG News)

(ictworld.vn) – Năm 2012 được xem là một năm phát triển mạnh mẽ của CPU với sự xuất hiện của vi xử lý Ivy Bridge với đồ họa mạnh mẽ tích hợp sẵn, máy tính xách tay và máy tính cá nhân sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trong khi đó tablet cũng sẽ trở thành dòng sản phẩm chính. Dù đó chỉ là sự kỳ vọng nhưng đó là sự thật.

Một năm với các CPU hiện đại
Niềm hy vọng lớn là vi xử lý AMD Bulldozer, hay còn gọi là bộ vi xử lý AMD FX sẽ được xuất hiện vào đầu năm 2012, dù gây thất vọng vì sự chậm trễ nhưng là điều hấp dẫn cho các tín đồ AMD.

Không lâu sau đó sẽ là sự xuất hiện của vi xử lý mới nhất của Intel là Core i7-3960X cung cấp sức mạnh xử lý mạnh mẽ nhất. Nếu không có bất kỳ cạnh tranh nào ở phân khúc cao cấp, Intel vẫn là sản phẩm hàng đầu. Core i7-3960X là bộ vi xử lý máy tính nhanh nhất trên hành tinh, nhưng sự thực nó chỉ nhanh hơn một chút so với vi xử lý hiện tại Core i7-990X. Điều này mở ra một triển vọng cho bước nhảy vọt lớn về hiệu suất làm việc của CPU trong năm 2012 tới.
 
Hiện tại thì thông tin chi tiết về thế hệ vi xử lý Ivy Bridge 22 nm của Intel đã được tiết lộ khá nhiều. Các thông tin cho thấy không có nhiều cải tiến về số lượng lõi mà sự tăng tốc chính nằm ở tốc độ xung nhịp. Cụ thể là 4 lõi vẫn được các hãng coi là quá nhiều, trong khi đó tốc độ hàng đầu sẽ nâng lên mức 3,5 GHz và có thể chạy ở tốc độ 3,9 GHz nhờ tính năng Tubor Boost.

Tuy nhiên, việc sản xuất trên quy trình công nghệ 22 nm sẽ mang lại một khả năng mạnh mẽ hơn cho lõi đồ họa tích hợp. Nếu không có thay đổi, engine mã hóa Intel QuickSync sẽ được nâng cấp, và điều này có nghĩa là việc mã hóa sẽ trở nên nhanh hơn rất nhiều.
Về phần AMD không có bất cứ điều gì quá hấp dẫn cho máy tính để bàn ngoài việc giá thành thấp, hiệu năng cao của bộ vi xử lý Bulldozer mới mà thôi.

Đồ họa dư thừa
Năm 2012 được xem là một năm hấp dẫn cho công nghệ đồ họa. Radeon HD 6 Series GPU của AMD không phải là hấp dẫn mà sự chờ đợi thực sự nằm ở dòng 7 Series mới nhất.
 
Phải thừa nhận rằng GPU cao cấp mới của AMD sẽ không có giá rẻ nhưng nó sẽ gây áp lực để 6 Series hạ giá trong nửa đầu năm 2012. Và khi giá thành phải chăng hơn, dòng 7 Series sẽ trở thành món hàng được ưa chuộng vào nửa cuối năm sau.

Sự đổ bộ của ultrabook

Phải thừa nhận rằng, từ trước đến nay MacBook Air của Apple chưa thực sự có đối thủ ở lĩnh vực máy tính xách tay siêu mỏng và siêu nhẹ. Tuy nhiên, sự độc quyền của MacBook Air sẽ bị đe dọa với sự xuất hiện của định nghĩa ultrabook mới đến từ Intel, chính điều này đã khiến giá thành của MacBook Air đang hạ dần và trở nên ngày càng hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Năm 2012, đội quân ultrabook sẽ liên tiếp đổ bộ từ nhiều tên tuổi lớn trong ngành sản xuất PC. Ultrabook đơn giản là một máy tính xách tay mỏng, nhẹ và được trang bị ổ đĩa tĩnh SSD. Khi mà giá SSD đi xuống, vi xử lý cải tiến, pin dùng lâu phù hợp cho các yếu tố nhỏ gọn của ultrabook thì cuộc chiến giữa ultrabook và MacBook Air ngày càng khốc liệt hơn.
Intel muốn ultrabook có giá bán dưới 1.000 USD, đó là hơi ít so với 1.099 USD của MacBook Air và cũng rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm hiệu suất cao, mỏng và nhẹ như Sony Vaio Z. Định nghĩa zenbook cũng được Asus đưa ra, nhưng sự thực zenbook cũng chính là ultrabook mà thôi.
 

Tất nhiên Intel sẽ đóng góp lớn cho thị trường ultrabook vào năm 2012 thông qua việc giới thiệu gia đình vi xử lí Ivy Bridge 22 nm sắp tới. Sẽ không có một tác động lớn về hiệu suất, tuy nhiên tại thời điểm đó, ultrabook sẽ tốt hơn về giá cũng như khả năng tiêu thụ điện năng.

Đến cuối năm 2012 chúng ta sẽ thấy một loạt các lựa chọn ultrabook siêu nhẹ với hiệu suất cao nhưng có thể sử dụng đến 1 ngày cho 1 lần sạc, cung cấp kinh nghiệm tính toán tiến gần đến máy tính để bàn.
Windows 8 thân thiện với máy tính bảng
Máy tính bảng sẽ trở nên lý tưởng hơn vào năm sau. Trong thực tế năm ngoái người dùng đã chờ đợi sự di chuyển từ máy tính xách tay sang máy tính bảng, sự trưởng thành của Intel Atom. Tuy nhiên điều đó đã không xảy ra.
Có rất nhiều lý do để nghĩ rằng 2012 là năm nổi lên của tablet. Microsoft cuối cùng đã nghiêm túc phát triển một nền tảng hệ điều hành Windows hướng đến các thiết bị di động, bao gồm khả năng hỗ trợ giao diện cảm ứng để thay thế cho Windows 7 vốn yếu ớt trong khả năng hỗ trợ cảm ứng. Giao diện người dùng Metro UI theo hướng của Windows Phone là điểm khởi đầu cho cuộc chinh phục thị trường hệ điều hành máy tính bảng của Windows 8. Với Metro UI, iOS của Apple bỗng dưng trở nên “cũ và lạc hậu”.
ARM và x86
Tất nhiên, sự xuất hiện của Windows 8 cũng báo trước sự xuất hiện của một câu hỏi lớn cho tương lai của máy tính, có thể bị suy giảm nghiêm trọng bởi hàng loạt các thiết bị hỗ trợ vi xử lý ARM. Hơn thế nữa, 2012 sẽ chứng kiến sự xuất hiện của một máy tính sử dụng bộ vi xử lý x86 nữa. 
 

Vấn đề ở đây chính là sự xuất hiện của phiên bản Windows đầu tiên hỗ trợ vi xử lý ARM chứ không phải là vi xử lý x86 độc quyền. Điều đó sẽ đưa ra một dự đoán táo bạo về tương lai: Windows chạy ARM sẽ là cặp đôi hoàn hảo nhất. Một sự thay đổi lớn mà ưu thế sẽ nghiêng về các thiết bị siêu di động hỗ trợ kiến trúc ARM thay vì một máy tính thông thường hỗ trợ kiến trúc x86.

 

.
.
.
.
Danh mục sản phẩm
024 7303 4068