Công nghệ thông tin: Mong được hết cảnh “vét nồi”

Ngày 21/02/2013 đăng bởi seo3.VS [email protected]

(Mic.gov.vn) 13/02/2013 – Nhiều chuyên gia cho rằng, với việc Đảng và Nhà nước xem trọng công nghệ thông tin là hạ tầng của hạ tầng, ngành công nghệ sẽ hết cảnh phải “ngồi vét nồi” và sẽ thực sự trở thành bàn đạp quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế. 

Tuy nhiên, để câu chuyện hạ tầng của hạ tầng được diễn ra đúng như kỳ vọng, bản thân lãnh đạo các cấp cần phải có một cái nhìn đúng đắn để mạnh dạn đưa ra những quyết sách hợp lý.

“Kẻ vét nồi” hữu ích

Trong những năm qua, không thể phủ nhận vai trò của công nghệ thông tin ngày càng trở nên vô cùng quan trọng trong tất cả các ngành, các cấp. Có thể nhìn thấy rất rõ từ việc người dân có thể rút tiền từ các cây ATM, chuyển tiền online, giao dịch chứng khoán cho đến Chính phủ điện tử, Y tế, giáo dục… đều có dấu ấn đậm nét của công nghệ.

Lấy ví dụ, nếu như trước đây, việc chuyển tiền phải mất hàng tuần theo phương pháp thủ công, thì nay với việc chuyển khoản (trong cùng hệ thống ngân hàng) chỉ mất vài phút. Người dân cũng không cần thiết phải đem theo quá nhiều tiền mặt trong người khi thanh toán qua thẻ được chấp nhận…

Một số thống kê của Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) cho thấy, nếu áp dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế thì vẫn ngần ấy diện tích bệnh viện, bác sĩ, thiết bị, máy móc nhưng hiệu quả đã tăng rõ rệt. Cụ thể, nếu trước kia chỉ khám được 1.000 người thì sau khi áp dụng công nghệ thông tin sẽ khám được tối thiểu là 1.400 người và tối đa là 4.000 người. Trong khi đó, chi phí đầu tư vào công nghệ thông tin là nhỏ hơn nhiều so với việc xây một bệnh viện khác. Chưa kể, với đặc thù y tế, bệnh viện chỉ là chỗ trú chân, còn điều quan trọng nhất là để có đội ngũ giáo sư, bác sĩ có uy tín và chất lượng để chăm sóc tốt cho bệnh nhân thì cần tối thiểu cũng phải 20 năm.

Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Đỗ Cao Bảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT IS cho hay, ở câu chuyện lỗ khổng lồ của Vinalines, Vinashin, nếu các đơn vị này áp dụng công nghệ thông tin (hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp) tốt thì việc lỗ có lẽ sẽ không lớn như vậy.

Cụ thể, phần mềm này có khả năng giám sát thường xuyên doanh thu, lợi nhuận, quản lý vốn vay, lỗ lãi… thì chỉ cần khi thất thoát khoảng 5 tỷ đồng, 10 tỷ đồng… hệ thống đã có báo cáo để cho lãnh đạo biết. Và khi ấy, buộc họ phải có những quyết sách nhằm giảm thiểu lỗ, chứ không để thời gian thất thoát dài với số tiền lớn như vậy.

Thế nhưng, cho dù công nghệ thông tin thực sự đem lại hữu ích thì bức tranh công nghệ trước kia được các chuyên gia ví von là “cái anh ngồi vét nồi ở bàn tiệc.”

Ông Đỗ Cao Bảo cho rằng công nghệ luôn phải ngồi “chiếu dưới” so với các ngành hạ tầng như giao thông, y tế, giáo dục… Tức là, trong ngân sách Nhà nước không có khoản đầu tư cho công nghệ, trong khi các ngành trên đều có một khoản nhất định. Điều này dẫn đến việc ngành nào muốn đầu tư công nghệ thông tin thì phải viết đề án, trình lên các bộ ngành rồi đợi chờ phê duyệt. Và công nghệ thông tin-kẻ vét nồi sẽ ngửa cổ, ngửa tay đợi các bộ, ngành ném cho chút nào hay chút đó.

“Nếu nước giầu thì cái anh ngồi vét nồi cũng tốt, nhưng nước nghèo thì các ngành đã chén sạch cho cái bụng đói của mình, nên đến công nghệ thông tin thì chỉ còn cái nồi trống rỗng. Mà, công nghệ thông tin của chúng ta được xem là vét nồi trong một cái nhà nghèo,” ông Bảo ví von.

Chỉ mong được “ngồi cùng mâm”

Nghị quyết TW số 13-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định hạ tầng thông tin là một trong những hạ tầng thiết yếu, cần ưu tiên đầu tư, để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Với quan điểm coi việc thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong từng ngành, từng lĩnh vực, Nghị quyết 13 thực sự tạo đà cho ngành công nghệ thông tin cất cánh, thoát khỏi cảnh “chiếu dưới.”

Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng, để công nghệ thông tin thực sự được “ngồi cùng mâm” với các hạ tầng truyền thống thì đòi hỏi lãnh đạo các cấp cần phải có sự thay đổi về tư duy mạnh mẽ.

Một chuyên gia cho hay, ông cảm thấy buồn vì hiện nay, một số người ngồi ở vị trí trọng yếu để cấp tiền cho công nghệ thông tin vẫn chưa thực sự hiểu rõ vấn đề và luôn cho rằng không có tiền để cấp.

Thế nhưng, “để chống ùn tắc giao thông, người ta phải mở thêm cầu, đường và việc này rất tốn kinh phí giải phóng mặt bằng và phải mất hàng nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, kinh nghiệm của các nước cho thấy, chỉ đầu tư 100 tỷ đồng vào công nghệ thông tin thì việc giảm ùn tắc giao thông ở khu vực ấy đã được cải thiện rất đáng kể,” ông nói.

Mới đây, tại Hội nghị “Triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về phát triển hạ tầng thông tin,” Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng cho rằng người ta thường nói “Phi thương bất phú.” Song hiện nay, muốn có “thương” (buôn bán, thương mại) thì phải có “tin” (thông tin), nên phải nói là “Phi tin bất phú”.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng thời gian qua công nghệ thông tin vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng. Đặc biệt, nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin đối với các cấp, ngành, doanh nghiệp còn khiêm tốn. Đến các cơ quan, doanh nghiệp đều nhìn thấy có máy tính, ti vi, hệ thống mạng…, song giá trị gia tăng mà chúng đem lại cho hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh, nâng cao giá trị sản phẩm còn ít.

Từ đó, Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt tầm quan trọng của công nghệ thông tin và phải coi đó là động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phải có hành động cụ thể để triển khai động lực đó.

Ông Đỗ Cao Bảo thì cho rằng, nếu hạ tầng của hạ tầng trở thành hiện thực thì bức tranh công nghệ thông tin sẽ được thay đổi. Khi ấy, công nghệ thông tin sẽ được đối xử “cùng chiếu” với các hạ tầng khác và nó sẽ phát huy tối đa hiệu quả của mình để làm đòn bẩy phát triển đất nước./.

Theo ông Đỗ Cao Bảo, 17 năm qua, FPT IS đã thực hiện rất nhiều dự án quan trọng để xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cho các ngành của Việt Nam (ước khoảng 60%).

Trong đó, FPT IS xây dựng 90% ứng dụng quan trọng của ngành thuế; 50% hệ thống ngân hàng (từ ATM đến core banking…); 100% công ty viễn thông dùng phần mềm tính toán của FPT IS; triển khai Chính phủ điện tử cho 22 tỉnh…

Năm 2012, Tổng doanh thu của FPT IS là 4.045 tỷ đồng. Năm 2013, đơn vị này sẽ tập trung thay đổi, nâng cấp hệ thống công nghệ, ứng dụng cho ngành ngân hàng; Triển khai hệ thống thông quan điện tử chuẩn quốc tế cùng Fujitsu (Nhật Bản); Hệ thống kế toán nội bộ trong cơ quan chính phủ; Y tế…

Mục tiêu tăng trưởng của FPT IS trong năm 2013 là 10%.

Từ khóa: may chumáy chủmaychuvps gia re

Theo Vietnamplus.vn 
024 7303 4068