Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập năm 1968 tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ. Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, cạc mạng và các thiết bị máy tính khác. Ban đầu, Intel là nhà sản xuất bộ nhớ SRAM và DRAM và đây là sự kiện tiêu biểu đầu tiên cho các nhà sản xuất chip bộ nhớ sau này.
Lịch sử hình thành và phát triển của Intel
Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập vào ngày 18/7/1968, lúc đó là tập đoàn hợp nhất về thiết bị điện tử, sản xuất ờ Santa Clara, (California, USA) bởi nhà hoá học kiêm vật lí học Gordon E.Moore và Robert Noyce, sau khi họ đã rời khỏi công ty Fairchild Semiconductor.
Intel có 99.000 nhân viên tại 199 văn phòng và cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn cầu. Năm 2005 doanh thu của Intel đạt hơn 38 tỷ USD, và Intel xếp thứ 50 trong các công ty lớn nhất thế giới.
Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, card mạng và các thiết bị máy tính khác. Intel Corporation là công ty sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế giới, và là nhà phát minh ra chuỗi vi mạch xử lý thế hệ x86 mà bộ xử lý tìm thấy ở các máy tính cá nhân. Intel làm ra các sản phẩm motherboard chipsets (con chip mạch chủ), network cards (Card mạng lưới) and ICs (mạch tổ hợp), flash memory (bộ nhớ Flash), graphic chips (con chip đồ họa), embedded processors (bộ ghi xử lý), và các thiết bị khác có liên quan đến tin học và sự truyền thông.
Lúc đầu Gordon Moore and Robert Noyce muốn đặt tên cho công ty là “Moore Noyce”. Tuy nhiên việc phát âm lại giống “more noise” và điều này không thích hợp cho một công ty điện tử. Họ cho rằng tiếng ồn là đặc trưng cho sự giao thoa xấu. Và họ đã sử dụng cái tên NM Electronics cho công ty đúng một năm trước khi quyết định gọi tên công ty là INTegrated ELectronics or “Intel” là từ gọi tắt. Tuy nhiên tên “Intel” đã là một tên thương mại của một chuỗi hệ thống khách sạn và họ đã mua lại trước khi hoạt động.
Năm 1971: Bộ vi xử lý 4004 là bộ vi xử lý đầu tiên của Intel. Phát minh đột phá này nhằm tăng sức mạnh cho máy tính Busicom và dọn đường cho khả năng nhúng trí thông minh của con người vào trong các thiết bị vô tri cũng như các hệ thống máy tính cá nhân. Số lượng bóng bán dẫn: 2.300, Tốc độ: 108KHz
Năm 1972: Bộ vi xử lý 8008 Bộ vi xử lý 8008 mạnh gấp đôi bộ vi xử lý 4004. Thiết bị Mark-8 được biết đến như là một trong những hệ thống máy tính đầu tiên dành cho người sử dụng gia đình – một hệ thống mà theo các tiêu chuẩn ngày nay thì rất khó để xây dựng, bảo trì và vận hành. Số lượng bóng bán dẫn: 3.500 Tốc độ: 200KHz
Năm 1974: Bộ vi xử lý 8080 Bộ vi xử lý 8080 đã trở thành bộ não của hệ thống máy tính cá nhân đầu tiên – Altair. Số lượng bóng bán dẫn: 6.000 Tốc độ: 2MHz
Năm 1978: Bộ vi xử lý 8086-8088 Một hợp đồng cung cấp sản phẩm quan trọng cho bộ phận máy tính cá nhân mới thành lập của IBM đã biến bộ vi xử lý 8088 trở thành bộ não của sản phẩm chủ đạo mới của IBM—máy tính IBM PC. Số lượng bóng bán dẫn: 29.000 Tốc độ: 5MHz, 8MHz, 10MHz
Năm 1982: Bộ vi xử lý 286 Bộ vi xử lý 286, còn được biết đến với cái tên là 80286, là bộ vi xử lý Intel đầu tiên có thể chạy tất cả các phần mềm được viết cho những bộ vi xử lý trước đó. Tính tương thích về phần mềm này vẫn luôn là một tiêu chuẩn bắt buộc trong họ các bộ vi xử lý của Intel Số lượng bóng bán dẫn: 134.000 Tốc độ: 6MHz, 8MHz, 10MHz, 12,5MHz
Bộ vi sử lý Intel nên tảng cho máy chủ Intel Inside series
Bộ xử lý máy chủ Intel® đáp ứng một loạt các nhu cầu sử dụng máy chủ, mang lại hiệu năng có thể mở rộng và độ tin cậy vượt trội mà bạn cần cho máy chủ của mình cũng như môi trường trung tâm dữ liệu.
Intel Inside: Nền tảng máy chủ Xeon E3-series thuộc họ Sandy Bridge-E
Đối với các doanh nghiệp, việc trang bị máy chủ (server) có cấu hình mạnh, tính năng đa dạng, sẵn sàng cho mọi nâng cấp và có mức đầu tư hợp lý luôn là một nhu cầu thiết yếu. Chính vì thế, intel đã nghiên cứu và sản xuất dòng main board Intel® Server Board S1200BTL, sử dụng bộ vi xử lý Sandy Bridge Xeon E3 hiện đại nhất của Intel cho đến nay.
Thiết kế giúp tăng hiệu suất hoạt động & giảm điện năng tiêu thụ
Intel Inside phiên bản mới (Version 2) được trang bị bộ xử lý 4 nhân Intel Xeon E3 với công nghệ 32nm tiên tiến nhất trên thị trường. Intel Inside còn có hiệu suất hoạt động cao hơn đến 25% trong khi vẫn tiết kiệm điện năng hiệu quả. Với bộ xử lý cực mạnh này, máy có khả năng đảm nhận khối lượng công việc khổng lồ cũng như đáp ứng tức thì tất cả các yêu cầu của các máy trạm trong cùng hệ thống, giúp hệ thống máy tính của doanh nghiệp luôn được vận hành trơn tru.
Kết hợp với bộ xử lý mới nhất của Intel là bộ nhớ kênh đôi (DIMM) DDR3 1066/1333 MHz Unbuffered ECC với sức chứa lên đến 32GB (4 khe cắm). Nhờ hỗ trợ bộ nhớ ECC (Error Correcting Code), máy có khả năng thực hiện các ứng dụng nhanh nhạy với độ chuẩn xác cao nhất, đồng thời tăng độ an toàn trong việc lưu trữ dữ liệu
Thiết kế giúp hệ thống hoạt động ổn định và an toàn
Các dòng Server Intel Inside cũng vô cùng linh hoạt và mạnh mẽ với các khay ổ đĩa được thiết kế 3,5″ chứa ổ cứng SATA hoặc SAS, đồng thời cũng cũng được trang bị card mạng tích hợp Dual Gigabit Integrated LAN, nhờ đó các máy trong cùng hệ thống có thể truy cập Internet, gửi email, truyền dữ liệu mạng nhanh chóng và ổn định.
Tất cả khoang gắn đĩa cứng đều Hotswap tức là cho phép người dùng thực hiện các thao tác tháo lắp mà không cần dùng đến ốc vít, tạo sự thuận tiện và nhanh chóng trong việc sửa chữa cũng như bảo trì hệ thống.
Máy chủ hiện đại Intel Inside có hiệu năng hoạt động mạnh mẽ, giảm điện năng hao phí, và đặc biệt ít tỏa nhiệt góp phần bảo vệ môi trường cũng như tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.
Intel Inside trang bị các ứng dụng quản lý thông minh như IPMI 2.0 KVM (Khả năng theo dõi từ xa).Đây cũng là một sự khác biệt chính của phần cứng máy chủ Intel Inside.
Intel Inside: Nền tảng máy chủ Xeon E5-series thuộc họ Sandy Bridge-E hiệu năng cao dành cho doanh nghiệp
Dòng CPU Xeon E5-2600/2400 Series dùng cho máy trạm và máy chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là thế hệ CPU dùng cho nền tảng server mới Romley, thay thế cho nền tảng Tylersburg với các CPU Xeon 5600 Series.
Các dòng vi sử lý E Series của Intel: E5-2600/2400, E3-1220 , E1230, E5506, E5606, E5620
Quý đầu tiên của năm 2012 sẽ chứng kiến sự xuất hiện của vi xử lí dành cho máy chủ Xeon E5-series thuộc họ Sandy Bridge-E hiệu năng cao. Đúng như dự kiến thì Intel inside (New Version) là máy chủ đầu tiên tại Việt Nam sử dụng vi xử lý này.
Máy chủ Intel Inside sử dụng Chip Xeon E5 mới sẽ được trang bị thêm một loạt các tính năng so với dòng Sandy Bridge E3, bao gồm khả năng hỗ trợ đến 8 lõi xử lí nhưng có thể chạy tối đa lên 16 luồng làm việc nhờ công nghệ Hyper-Threading, hỗ trợ lên đến 20 MB bộ nhớ cache L3 cùng tính năng QuickPath Interconnect (QPI) cho phép hoạt động trên các hệ thống hỗ trợ đa socket với băng thông hoạt động cao.
Intel-Inside với CPU Xeon E5 được tích hợp khả năng hoạt động với 4 kênh RAM DDR3 nhưng có thể hỗ trợ lên đến 384 GB RAM, và nâng lên tối đa 768 GB RAM trên hệ thống dual-socket.
Về hiệu suất so sánh giữa Xeon E5-2600 với người tiền nhiệm Xeon X5690. Tùy thuộc vào các nhiệm vụ mà hiệu suất của vi xử lí E5-2600 cao hơn khoảng từ 50 đến 120%, một con số hết sức ấn tượng.
Ông Rajeeb Harza – Tổng Giám đốc Nhóm điện toán kỹ thuật, Trung tâm dữ liệu Intel và hệ thống kết nối – tuyên bố :bộ vi xử lý E5 Intel Xeon là bộ vi xử lý máy chủ đầu tiên trên thế giới hỗ trợ tích hợp chuẩn PCI Express 3.0.
PCI Express 3.0 ước tính sẽ tăng gấp đôi băng thông kết nối so với chuẩn PCIe 2.0 trong khi tiêu hao ít năng lượng hơn và cho mật độ vận hành máy chủ cao hơn. Các trình quản lý cấu trúc mới tận dụng chuẩn PCI Express 3.0 cho phép chia tỷ lệ hiệu suất và truyền tải dữ liệu hiệu quả hơn với nhiều nút hơn trong các siêu máy tính hiệu suất cao.
Các đánh giá hiệu suất trước đó tiết lộ rằng Intel Xeon E5 cho hiệu năng FLOPS (lượng phép toán xử lý trong một giây) thô gấp 2,1 lần và cho hiệu năng khi dùng điện toán hiệu suất cao HPC hơn 70% so với các bộ vi xử lý Intel Xeon 5600 thế hệ trước khi chạy cùng một khối lượng công việc.
Ông Harza còn cho biết: “Sự đón nhận của khách hàng đối với bộ vi xử lý Intel Xeon E5 đã vượt xa mong đợi của chúng tôi và đang giúp nó leo lên vị trí tốp 500 với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử các bộ vi xử lý của Intel. Thu thập, phân tích và chia sẻ khối lượng lớn thông tin là điều tối quan trọng trong các hoạt động khoa học hiện đại, đòi hỏi hiệu năng xử lý ở một cấp độ khác và kỹ thuật được thiết kế chuẩn xác dành riêng cho mục đích này.”
Dòng Bộ xử lý Intel® Xeon® E7
Bộ xử lý Intel® Xeon® E7 tốt nhất trong cùng dòng sản phẩm mang đến hiệu năng phá vỡ kỷ lục và khả năng có thể nâng cấp cho các thách thức nhiệm vụ tối quan trọng.
Những họ bộ vi xử lý Intel Xeon E7-8800/4800/2800 tiếp nối các dòng Xeon thế hệ trước của Intel và đặt ra một tiêu chuẩn mới cho những ứng dụng điện toán cao cấp bao gồm bảo mật, phân tích dữ liệu thời gian thực và ảo hóa.
Dựa trên công nghệ 32nm, các bộ vi xử lý Intel Xeon mới có tới 10 nhân với công nghệ Intel Hyper-Threading (siêu phân luồng), mang đến hiệu suất hoạt động cải thiện tới 40% so với bộ vi xử lý Intel Xeon dòng 7500 cao cấp trước đây và cũng tiết kiệm điện hơn nhờ tính năng tiết kiệm điện mới.
Ngoài ra các BXL Xeon E7 cũng sở hữu mức bộ nhớ đệm (cache) rất lớn, từ thấp nhất là 18MB và cao nhất lên đến 30MB cùng khả năng quản lý bộ nhớ RAM đến 2TB.
Ông Kirk Skaugen, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Nhóm Trung tâm Dữ liệu của Intel cho biết: “Intel đã và đang thay đổi tính kinh tế trong việc triển khai những máy chủ điện toán trọng yếu cho doanh nghiệp được hơn một thập kỷ, và ngày hôm nay, chúng tôi lại nâng cấp độ đó lên một tầm cao mới một lần nữa”.
Họ bộ vi xử lý mới bao gồm 18 bộ vi xử lý mới cho các máy chủ có 2, 6, và 8 socket, và có thể mở rộng cho các máy chủ với 256 socket. Những bộ vi xử lý này cũng lập nhiều kỷ lục thế giới về hiệu suất hoạt động. Việc cải thiện hiệu năng đến 40% giúp tăng tốc độ và độ chính xác của những ứng dụng trong những lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu khoa học và những dịch vụ tài chính vốn tốc độ được đặt lên hàng đầu. Những con chip mới cũng có hiệu suất cao nhất trong công nghệ ảo hóa khi cải thiện đến 25% tốc độ những ứng dụng trên máy ảo.
Những người phụ trách CNTT trong các doanh nghiệp đang tìm kiếm những giải pháp kinh tế hơn có thể thay thế 18 máy chủ xài chip dual core bằng một máy chủ sử dụng bộ vi xử lý Xeon E7. Nhằm giải quyết tình trạng chi phí cho điện năng tăng cao, những con chip Xeon được tích hợp công nghệ Intel Intelligent Power cho phép tự động giảm điện năng tiêu thụ dựa trên khối lượng công việc.
Hiểu được những yêu cầu của các ứng dụng đòi hỏi khả năng tính toán cao như mô hình hóa khí hậu, phân tích kinh doanh thời gian thực…, Intel đã đưa ra 10 phiên bản 10 nhân tiên tiến cho con chip này, dẫn đầu là E7-8870, E7-4870 và E7-2870, tất cả đều đạt 2,4GHz với công suất tiêu thụ tối đa (TDP) là 130W.
Intel cũng công bố những phiên bản chip kết hợp giữa hiệu suất hoạt động cao với điện áp thấp, cũng như những phiên bản tối ưu hóa xung nhịp. Phiên bản E7-8867L 10 nhân điện áp thấp đạt tốc độ ép xung 2,13 GHz với TDP bằng 105W, trong khi phiên bản E7-8837 8 nhân nhưng xung nhịp được đẩy lên 2,67 GHz với TDP bằng 130W.
Những máy chủ sử dụng họ bộ vi xử lý Intel Xeon E7 có thể gắn RAM dung lượng lên đến 2TB trong một hệ thống 4 socket. Hầu hết các chip mới đều được tích hợp các công nghệ như Intel Turbo Boost , Intel Hyper-Threading và Intel Virtualization , cho phép tăng hiệu suất hoạt động khi cần thiết, dễ dàng xử lý đa nhiệm và cải thiện độ tin cậy cũng như khả năng quản lý.