Những lưu ý cơ bản khi bạn tự lắp đặt máy chủ tại văn phòng

Những lưu ý cơ bản khi bạn tự lắp đặt máy chủ tại văn phòng

Ngày 10/08/2016 đăng bởi adminmcvn

Những lưu ý cơ bản khi bạn tự lắp đặt máy chủ tại văn phòng

1. Kiểm tra linh kiện đi kèm của máy chủ trước khi bắt đầu tiến hành lắp đặt

Bước đầu, việc lắp đặt một máy chủ chỉ giống như lắp đặt một chiếc máy tính cá nhân: Mở gói hàng, so sánh những linh kiện trong gói hàng với danh sách, nối bàn phím, chuột, và dây cáp mạng, và cắm phích điện.

2. Vị trí đặt máy chủ

– Vị trí đặt máy chủ quả là một vấn đề. Môi trường đặt máy chủ không chỉ cần an toàn, nó còn cần được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Bạn cần giảm hoặc tản nhiệt phát ra từ máy chủ. Ngoài ra, nếu máy chủ đặt ở nơi bạn không thường xuyên kiểm tra hoặc có thể xảy ra rủi ro về môi trường, bạn nên cân nhắc việc sử dụng một thiết bị giám sát – ví dụ, Avtech Room Alert 11E hoặc APC Netbotz 420

3. Bảo mật máy chủ

Khi bạn tự lắp đặt máy chủ thì bảo mật vật lý cũng là vấn đề rất quan trọng. Bạn có thể lắp đặt toàn bộ hệ điều hành, ứng dụng, và bảo mật mạng mà bạn muốn, tuy nhiên nếu ai đó có thể lấy cắp chính máy chủ của bạn thì sự phòng ngừa là vô nghĩa

4. Nguồn điện

Ngày nay, nhiều máy chủ có hai nguồn cấp điện. Cắm mỗi nguồn cấp điện với mỗi bộ lưu điện khác nhau và cắm các bộ lưu điện này với 2 mạch riêng rẽ. Bằng phương pháp này, nếu bạn mất một mạch, một nguồn cấp điện bị mất thì vẫn còn nguồn khác. Nếu hệ điều hành máy chủ được lắp đặt trước, bạn sẽ tiết kiệm được hàng giờ. Nếu không lắp đặt trước máy chủ, cho đĩa CD hoặc DVD vào ổ đĩa và bật máy chủ lên

Những lưu ý cơ bản khi bạn tự lắp đặt máy chủ tại văn phòng
Những lưu ý cơ bản khi bạn tự lắp đặt máy chủ tại văn phòng

Một vài hướng dẫn cài đặt hệ điều hành máy chủ

Chỉ cài đặt những phần mềm bạn có ý định sử dụng. Ví dụ, nếu đó là một máy chủ in hay máy chủ dữ liệu, bạn không cần cài đặt phần mềm cho máy chủ email hoặc máy chủ Web, và tốt nhất là không nên. Vì hai lý do: Lý do thứ nhất là phần mềm bổ sung sẽ làm gia tăng rủi ro; nếu không cài đặt các phần mềm này, những kẻ tấn công sẽ không thể lợi dụng chúng. Lý do thứ hai là phần mềm bổ sung chĩem không gian đĩa và gây lãng phí tài nguyên CPU và bộ nhớ.

Dùng mật khẩu quản trị hoặc mật khẩu master. Mật khẩu là chìa khóa để truy cập máy chủ. Một mật khẩu kiên cố không bao gồm những từ có thể thấy trong từ điển, ít nhất gồm 6 ký tự, và kết hợp ký tự, con số, và biểu tượng. Tạo tên truy cập có ý nghĩa. Bạn có thể muốn username của mình trong tài khoản là ZippyLiverchunks, nhưng việc này có giúp gì cho bạn trong việc quản lý máy chủ? Nên dựa trên quy ước, như tên.họ, và giữ như vậy. Đây không phải là một lá thư cá nhân, đó là một môi trường kinh doanh. Tạo tên tên truy cập trước, chỉ định đặc quyền, cho người sử dụng truy cập thư mục họ cần, và buộc nguời sử dụng thay đổi mật khẩu khi họ lần đầu nhập hệ và định kỳ trong những lần tiếp theo.

Sắp đặt cấu trúc thư mục máy chủ. Cung cấp cho mỗi người sử dụng một thư mục chủ trong đó lưu những tài liệu của người đó, và tạo cho người sử dụng các thư mục riêng để trao đổi tài liệu và các thư mục riêng khác để chứa các ứng dụng. Chỉ định đặc quyền người sử dụng hợp lý, ví dụ chỉ cho phép một người sử dụng và một nhà quản trị truy cập các tệp tin trong đó là thư mục gốc của người sử dụng, và giới hạn thư mục chung của bộ phận với các thành viên của bộ phận đó. Công việc sắp đặt này sẽ mất khá nhiều thời gian, vì nó quy định sự truy cập của người sử dụng với các tệp tin và ứng dụng.

Luôn sẵn sàng chương trình sao lưu. Khi bạn đưa máy chủ lên mạng, mọi người sẽ lưu dữ liệu váo máy chủ. Việc rủi ro nhất là lưu trữ dữ liệu vào nơi chứa đựng nguy hiểm và không sao lưu dự phòng. Đừng đợi cho đến khi mất dữ liệu hoặc ổ cứng máy chủ gặp vấn đề: Xây dựng và khởi động hệ thống sao lưu dự phòng ngay lập tức. Áp dụng quy định bảo mật mạng để bảo vệ máy chủ. Nếu đây là một máy chủ nội bộ mà bên ngoài không thể truy cập, hãy định hình bức tường lửa ngăn toàn bộ truy cập từ ngoài phiên máy chủ (máy chủ vẫn cần kết nối bên ngoài để tải các bản vá). Nếu đó là máy chủ của một bộ phận, chặn truy cập mạng từ bên ngoài bộ phận với tường lửa hoặc cài đặt VLAN (mạng Lan ảo), mạng này sử dụng cùng một mạng với những người sử dụng khác tuy nhiên với một địa chỉ riêng. Theo dõi máy chủ. Nhiều máy chủ thường đi kèm các tiện ích để quản lý.

Kiểm tra tài nguyên hệ thống như CPU, bộ nhớ, và đĩa để bảo đảm máy chủ có thể hoạt động suôn sẻ. Bạn cũng nên bổ sung một bộ xử lý nữa trước khi các ứng dụng gặp sự cố. Nhiều chương trình quản lý có thể báo động nếu máy chủ có sự cố. Đừng xem nhẹ phần mềm bảo mật. Bạn đang chạy phần mềm chống virut, HIPS (hệ thống chống xâm nhập từ xa), và tường lửa trên các máy trạm – tại sao lại không cài đặt chúng trên máy chủ?

Kết Luận: Trên đây là 1 số lưu ý cơ bản mà bạn cần biết nếu bạn có ý định tự lắp đặt hệ thống máy chủ tại văn phòng, ngoài ra trong quá trình lắp đặt và sử dụng sẽ phát sinh rất nhiều lỗi khác như lúc máy chủ hoạt động sẽ phát ra tiếng ồn rất to, máy tỏa ra rất nhiều nhiệt, gây nóng cho không gian đặt máy chủ. Nếu bạn chưa có kĩ thuật máy chủ chuyên nghiệp hay chưa có đủ điều kiện về chỗ đặt máy chủ chất lượng thì hãy liên hệ vớiVS Trading để sử dụng dịch vụ cho thuê máy chủ, cho thuê chỗ đặt máy chủ chất lượng với mức giá vô cùng ưu đãi

Liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN VS Trading

Địa chỉ: Tầng 3, số 61 phố Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam, Việt Nam

Địa chỉ: 366 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Hotline: 028 7308 6666 – 028 7308 6666 – 0962 788 835

Hotline:028 7308 6666 – 0936 300 136

Tổng đài hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn dịch vụ: 0913 560 868 – 094 8384 678

.
.
.
.
Danh mục sản phẩm
024 7303 4068