Chính phủ luôn ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao

Ngày 06/02/2013 đăng bởi seo3.VS [email protected]

(Dân trí) – Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân động viên doanh nghiệp vượt qua những khó khăn ban đầu và khẳng định: Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên mức cao nhất để kích thích phát triển bền vững trong lĩnh vực phát triển công nghệ cao tại các khu công nghiệp.

Ngày 20/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đoàn công tác Chính phủ đã có buổi thăm và làm việc tại Trung tâm Dữ liệu Thăng Long (thuộc Cty Dịch vụ Số liệu Toàn cầu GDS), khu Công nghiệp Thăng Long.

Đây là Trung tâm dữ liệu đã đi vào hoạt động đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier III – TIA 92; được thiết kế và quản lý bằng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, cung cấp dịch vụ đa dạng, bao gồm máy chủ, mail chủ, trang web chủ và những hoạt động khác theo yêu cầu cụ thể, giúp khách hàng tổ chức các hoạt động và giảm chi phí IT.


Phó Thủ tướng tại buổi gặp gỡ và làm việc với GDS. (Ảnh: M.Vỹ)

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam cũng đang phát triển theo xu hướng của thế giới, khuyến khích các đơn vị cùng dùng chung Trung tâm dữ liệu, hạn chế chí phí, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn về kinh tế trên toàn cầu như hiện nay.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, doanh nghiệp công nghệ cao vẫn nằm trong nhóm được Chính phủ ưu tiên nhiều nhất, để kích thích phát triển bền vững. Trước những khó khăn mà lãnh đạo GDS đưa ra như: nguồn điện lưới không đảm bảo trong quá trình hoạt động, Phó Thủ tướng nhìn nhận, hiện nguồn điện tại Việt Nam chưa dồi dào về dự trữ, nên một số doanh nghiệp có thể gặp khó khăn ban đầu và cần có phương án tự đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Hiện nay, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện chiến lược xây dựng nguồn điện bền vững như điện hạt nhân. Gần đây nhất, tại Hải Dương và Bắc Ninh cũng đã xây dựng thêm 2 nhà máy điện lớn nhằm ổn định lưới điện khu vực miền Bắc nói riêng và quốc gia nói chung.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu công nghiệp Hà Nội, hiện trên toàn thành phố có 33 khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Khu công nghiệp Thăng Long là 1 trong 8 khu vực đã cơ bản hoàn tất về cơ sở hạ tầng thu hút 500 doanh nghiệp lớn đầu tư, phát triển, thu về khoảng 5 tỷ USD/năm cho thành phố.
 
Mô hình tổng thể Khu CNC Hòa Lạc
 
Trước những khó khăn vướng mắc trong việc triển khai xây dựng khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội tập trung công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, bàn giao toàn bộ diện tích đất theo quy hoạch cho Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc, hoàn thành trước ngày 31/12/2011.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính ưu tiên bố trí cấp đủ vốn ngân sách nhà nước theo kế hoạch cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và triển khai xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật tại đây.

Cùng với đó, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc để quy hoạch, bố trí các tuyến đường giao thông thuận lợi từ làn đường cao tốc và đường gom của Đại lộ Thăng Long vào Khu CNC Hòa Lạc; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, dự kiến tiến độ xây dựng vượt Đại lộ Thăng Long để nối hai bên Khu CNC Hòa Lạc trong quý IV/2011…

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc khẩn trương hoàn thành quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng trong năm 2011; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, hoàn thành trước 31/12/2012.

Đồng thời, tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên đất đai, kiên quyết không để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép, tái lấn chiếm diện tích đã được bàn giao.

Khu CNC Hòa Lạc được thành lập và xây dựng từ năm 1998 với tổng diện tích gần 1.600 ha. Khu CNC mang dáng dấp của một “đô thị công nghệ cao” với 10 khu chức năng gồm các khu liên quan đến CNC và các khu về nhà ở, văn phòng, chung cư, giải trí, thể dục thể thao.

LH

 
 
024 7303 4068