Điều khó tin về 3G tại Việt Nam

Ngày 28/01/2015 đăng bởi seo3.VS [email protected]

Thế hệ công dân 3G ở đây rõ ràng hơn tại Đức, có thể vì giới trẻ Việt cuồng facebook và chat hơn. Nhưng điều khiến tôi khó tin là 3G lại có thể phủ tới cả những vùng quê còn rất nghèo, vùng sâu, vùng xa – điều mà các công ty ở nước ngoài sẽ không bao giờ làm. Và điều đặc biệt là nhiều người dù khó khăn vẫn sắm cho mình một chiếc smartphone giá rẻ để giải trí trên mạng

Điều khó tin về 3G tại Việt Nam

Điều khó tin về 3G tại Việt Nam

21 tuổi, hiện sinh viên năm thứ 4 Đại học Hoa Sen, TP.HCM, Quỳnh Hoa đã là một bà chủ bận rộn. Cô sở hữu một quán cafe trên đường Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận, đồng thời còn một shop quần áo cách đó không xa.

“Mình vẫn có thời gian học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động xã hội như nhiều bạn bè khác. Tất cả điều đó nhờ Internet, nó cho phép mình kết nối liên tục để quản lý tiệm cafe, shop quần áo cũng như trao đổi, thực hiện các giao dịch online”, Hoa nói.

Một ngày của Hoa bắt đầu ở quán cafe của mình, cô “check” lại các đơn hàng, doanh thu quán cafe trên máy tính và đồng bộ lên Evernote. Đó cũng là cách mà cô có thể truy cập chúng liên tục trên tablet hay smartphone bất cứ lúc nào ra ngoài.

Trong khi đó, shop thời trang của cô còn bán online. Facebook cửa hàng liên tục cập nhật các mẫu đồ mới. “Với smartphone trên tay, mình dễ dàng update các mẫu đồ, trả lời khách hàng cũng như liên lạc với nhân viên để giao hàng cho khách”. Theo Hoa, online liên tục với 3G là cách nhanh nhất để cô quản lý công việc của mình, ngoài ra, nó cũng cho phép cô liên lạc với bạn bè, thầy cô dễ dàng hơn.

Trong khi đó, với Nguyễn Văn Trung, 24 tuổi, tài xế cho một công ty taxi tại TP.HCM, công việc của anh đơn giản hơn từ khi có smartphone kết nối Internet.

“Mình online liên tục bởi smartphone cài đặt sẵn các ứng dụng bắt taxi phổ biến hiện nay. Khách hàng chỉ cần đặt xe, quét tìm và mình bấm nhận. Nhiều khách quen khi cần đi, chỉ trao đổi trực tiếp qua mấy ứng dụng nhắn tin miễn phí”, Trung nói.

Những lúc thời gian rảnh rổi, chiếc smartphone chính là công cụ giải trí của Trung. Theo anh, công việc tài xế taxi của anh tưởng chừng không dính dáng tới công nghệ, nhưng chính nó giúp cho công việc của anh dễ dàng hơn. “Hồi mới vào, mình khá khó khăn trong việc tìm đường ở thành phố. Tuy vậy, sau khi có smartphone, việc tìm đường qua ứng dụng Google Maps trở nên đơn giản”, theo anh, “so với hồi chưa dùng điện thoại thông minh kết nối Internet bằng 3G, thu nhập và lượng khách của mình tăng hơn 2 lần”.

Quỳnh Hoa hay Trung chỉ là hai trong số nhiều bạn trẻ kết nối Internet cho công việc và học tập. “Sẽ không có điều đó, nếu thiếu 3G”, Hoa nói. Hiện tại, cô đang dùng 2 SIM, một cho điện thoại và chiếc còn lại để trên iPad, đôi khi còn phát Wi-Fi cho laptop làm việc. “May mắn là mình vẫn còn sinh viên, nên được ưu tiên dùng gói MimaxSV của Viettel. Mỗi SIM một tháng chỉ mất 50.000 đồng, dùng miễn phí dung lượng tốc độ cao 1,5 GB”.

Trong khi đó, với Trung, anh chọn gói cước 90.000 đồng không giới hạn dung lượng. “Chất lượng mạng của Viettel tốt, nhiều “cuốc” taxi đi xa về Đồng Nai, Bình Phước nhưng tôi vẫn online tìm đường được. Dùng SIM 3G Viettel thì khỏi lo tình trạng tậm tịt mạng mỗi khi rời thành phố và tốc độ lại nhanh, ổn định dù ở các vùng xa thành phố”, anh cho biết.

Theo Quỳnh Hoa, cô và bạn bè đang sống trong thời đại công nghệ, thời đại của những “công dân 3G”. Họ online hầu hết thời gian trong ngày, một số lúc có thể thì bằng Wi-Fi, còn lại là 3G. Nhiều bạn bè đồng trang lứa của cô sở hữu các shop bán hàng online: “Họ không cần cửa hàng, chỉ có website, fanpage Facebook, nhưng thu hút hàng trăm nghìn lượt thích, quan tâm”. Theo Hoa, khách hàng của họ cũng là dân online, những người chỉ cần một cú chạm trên màn hình di động kết nối 3G là có thể chọn lựa món đồ mình thích thông qua những hình ảnh chụp sẵn. “Sẽ không có thế hệ của mình nếu không có 3G khiến Internet sẵn có ở khắp mọi nơi như ngày nay”, Hoa nói.

Đến Việt Nam từ 2012, H.Schmidt (Sinh viên ĐH KHXH và NV TP.HCM) cho biết, giá 3G ở đây có thể xem rẻ nhất thế giới. “Tôi đã đi nhiều nơi nhưng ở Việt Nam, bạn dễ dàng online khi sử dụng 3G với giá chưa chưa đến nửa USD (10.000 đồng), với sinh viên, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 2USD (50.000 đồng) là đã có thể dùng 3G rất thoải mái”.

Schmidt hiện cũng dùng một gói 3G dành cho sinh viên của Viettel. Theo anh, kết nối Internet là cách nhanh nhất để anh online, học tiếng Việt và giao tiếp với bạn bè. “Trước đây, tôi thích cầm sách ra quán cafe hơn, nhưng giờ tôi ‘nhiễm’ cách bạn trẻ Việt Nam rồi! Đi đâu, cũng phải mang smartphone để online, chat, và xem các trào lưu trên mạng”, Schmidt nói.

Qua những số liệu trên mình cũng thật sự bất ngờ và đầy thú vị khi biết tình trạng 3G tại Việt Nam hiện nay, đến vùng quê nghèo Bắc Giang nhà mình cũng vậy, các bà , các cô mỗi ngừời đều có một chú smartphone để vào Facebook nói chuyện

024 7303 4068