Giới thiệu công nghệ ảo hóa trên Windows Server 2008 R2 Hyper-V

Ngày 07/09/2012 đăng bởi seo3.VS [email protected]

Một trong những xu hướng rất phát triển hiện nay của lĩnh vực CNTT là ảo hóa. Trong một thời gian dài rất nhiều hãng phần mềm nổi tiếng cũng như những nhà cung cấp giải pháp CNTT đang ra sức liên tục đưa ra và hoàn thiện những sản phẩm về ảo hóa. Trong đó hướng phát triển về server ảo hóa hiện nay có thể nói là mạnh mẽ nhất, chúng ta có thể liệt kê được ngay vài sản phẩm server ảo hóa tiêu biểu như: VMWare, VirtualBox, XenServer,… Microsoft cũng tham gia vào lĩnh vực này với VirtualServer, Virtual PC và mới đây nhất là Hyper-V.

>>> Xem ngay các sản phẩm máy chủ của Dell, Hp, Ibm chính hãng

Ra đời của Hyper-V được rất nhiều người biết đến vì nhiều lý do khác nhau: công nghệ MS phổ biến nhiều người sử dụng, tích hợp với Windows, công tác marketing tốt, ra đời sau nhiều tính năng vượt trội… Nếu bạn đã từng sử dụng bất kì pc-server ảo hóa nào rồi thì với Hyper-V bạn cũng có thể dễ dàng thao tác tương tự, nói chung là dễ sử dụng và quen thuộc. Trong bài viết này chúng tôi xin trình bày một số điểm mới của Hyper-V trong phiên bản Windows Server 2008 R2.

I. Vai trò chiến lược của sự ảo hóa

  Tại sao phải ảo hóa? Có nhiều câu trả lời được đưa từ những người quản trị hệ thống đang và chuẩn bị triển khai công nghệ này nhưng hầu hết tập trung vào:

– Tiết kiệm chi phí.

– Tính năng linh hoạt.

– Khả năng tích hợp sử dụng.

     Ảo hóa giúp bạn tiết kiệm chi phí cho tổ chức của mình, nhận thấy dễ nhất là giảm sự tiêu thụ năng lượng, không gian đặt server, chi phí bảo trì phần cứng,trong một vài trường hợp còn tiết kiệm chi phí bản quyền…

     Bên cạnh đó ảo hóa cung cấp cho bạn sự linh hoạt để tạo ra môi trường kiểm tra, chuyển đổi khối lượng công việc từ 1 server này sang 1 server khác và có thể nhanh chóng gỡ bỏ hay thêm vào máy ảo mới nếu có nhu cầu thay đổi.

     Ngoài ra nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các tổ chức trong việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên phần cứng của họ. Bằng cách xử lý nhiều khối lượng công việc lên 1 server vật lý với 1 hoặc nhiều server ảo hóa bạn có thể sử dụng đúng mức nguồn tài nguyên máy tính của mình và đơn giản hóa việc quản lý tổng thể cơ sở hạ tầng.

II. Triển khai và quản lý Hyper-V

     Trong phiên bản Windows Server 2008 R2 Hyper-V bạn không cần phải trả thêm license khi sử dụng nó. Hyper-V không có trong phiên bản Windows Server 2008 R2 Itanium, Windows Server 2008 R2 Web và Windows Server 2008 R2 Foundation.

  •      Thêm thông tin chi tiết về license :

http://www.microsoft.com/hyper-v-server/en/us/default.aspx

http://www.microsoft.com/windowsserver2008/en/us/licensing-faq.aspx#virt

  •      Yêu cầu để cài đặt và hệ điều hành được hỗ trợ:

http://www.microsoft.com/hyper-v-server/en/us/system-requirements.aspx

http://www.microsoft.com/windowsserver2008/en/us/hyperv-supported-guest-os.aspx

1. Cài đặt Hyper-V:

     Việc cài đặt Hyper-V trên Windows Server 2008 R2 là việc cực kì đơn giản, chỉ là cài thêm role trong Server Manager.

Hộp thoại Before You Begin, chọn Next.

Hộp thoại Select Server Roles, chọn Hyper-V chọn Next.

Hộp thoại HyperV , chọn Next.

Hộp thoại Create Virtual Neworks, chọn card mạng dùng liên lạc giữa server thật và VMs, chọn Next.

Hộp thoại Confirm Installation Selections, kiểm tra lại thông tin cấu hình khi bạn cài Hyper-V, chọn Next.

Quá trình cài đặt diễn ra.

Sau khi cài xong hệ thống sẽ yêu cầu bạn Restart, chọn Close.

Hộp thoại Add Role Wizard, chọn Yes.

Sau khi Restart xong hiển thị Hộp thoại Resume Configuration Wizard, chọn Close.

2. Quản lý Hyper-V:

Sau khi cài xong thì trong Administrative Tools sẽ có Hyper-V Manager, với công cụ này bạn có thể thêm hoặc xóa đi những máy ảo (Virtual Machines : VMs). Trong phần bên dưới tôi chỉ trình bày những bước cơ bản của Hyper-V.

a. Tạo máy ảo mới:

     Chọn Start, chọn Hyper-V Manager.

Chọn vào Server Hyper-V chuột phải chọn New, chọn tiếp vào Virtual Machine…

Hộp thoại Before You Begin, chọn Next.

Hộp thoại Specify Name and Location, đặt tên và vị trí lưu cho VM. Chọn Next.

Hộp thoại Assign Memory, nhập vào dung lượng bộ nhớ cho VM. Chọn Next.

Hộp thoại Configure Networking, chọn card mạng cho sự liên lạc giữa server vật lý và VM. Chọn Next.

Hộp thoại Connect Virtual Hard Disk. Lựa chọn đĩa cứng ảo(VHD) cho máy ảo.

–          Create a virtual hard disk                    : Đặt tên, vị trí lưu và dung lượng cho VHD.

–          Use an existing virtual hard disk        : Sử dụng VHD đã có sẵn trước đó.

–          Attach a virtual hard disk later           : Gắn VHD sau khi tạo sever ảo hóa.

Chọn Next.

 Hộp thoại Istallation Options. Tùy chọn về cài đặt hệ điều hành cho VM.

– Install an operating system later                                            : Sẽ cài đặt hệ điều hành sau.

– Install an operating system  from a boot CD/DVD-ROM    : Cài hệ điều hành từ CD/DVD-ROM (từ  ổ đĩa vật lý hoặc file iso).

– Install an operating system from a boot floppy disk          : Cài hệ điều hành từ đĩa mềm ảo (VFD).

– Install an operating system from a network-base installation server :Cài hệ điều hành từ server cài đặt.

    Chọn Next.

Hộp thoại Completing the New Virtual Machine Wizard. Chọn Finish.

Hoàn tất quá trình tạo server ảo hóa.

b. Tùy chỉnh trong Hyper-V:

Mở Hyper-V Manager từ Administrative Tools. Chọn vào server ảo , chuột phải chọn Settings…

Trong phần settings này cột bên trái chia làm 2 phần.

–          Phần bên trên là Hardware : tùy chỉnh về thiết bị phần cứng cho server ảo.

–          Phần bên dưới Management: tùy chỉnh về thông số quản lý server ảo.

 Add Hardware : Bên phải ta có các lựa chọn thêm vào thiết bị, cổng giao tiếp như SCSI, Network Adapter, Legacy Network Adapter. Để thêm vào các đối tượng này bạn chỉ cần chọn vào nó và nhấn Add.

 BIOS : chọn thứ tự thiết bị boot cho server ảo hóa.

 Memory : Điểu chỉnh dung lượng RAM cho server ảo.

 Processor: tùy chỉnh bộ vi xử lý cho server ảo.

 IDE Controller : tại những cổng giao tiếp này ta có thể thêm vào nhiều đĩa cứng ảo hoặc DVD ảo.

 Network Adapter: chọn liên kết mạng giữa cho server ảo.

 Phần Management. Trong mỗi phần chia nhỏ ở đây tự bản thân nó cũng nói lên khá rõ nó sẽ dùng tùy chỉnh gì trong đó. Bạn tham khảo những hình chi tiết bên dưới.

c. Tạo đĩa cứng ảo và gắn vào server ảo.

Mở HyperV Manager, chuột phải vào server, chọn New Hard Disk…

Hộp thoại Before You Begin chọn Next.

Hộp thoại Choose Disk Type, chọn loại đĩa cứng ảo cho server ảo hóa.

– Fixed size : tùy chọn đầu tiên sẽ được đánh dấu khi server ảo hóa là server chạy những ứng dụng phục vụ hệ thống, cần thực thi ghi chép nhanh và hoạt động ở cấp độ cao. Dung lượng đĩa cứng ảo tạo ra chiếm tức thời 1 phần dung lương của địa cứng vật lý (dù chưa ghi dữ liệu vào đó).

– Dynamically expanding : theo nghĩa của tùy chọn này thì dung lượng của đĩa cứng ảo sẽ rất nhỏ khi vùa được tạo ra, nó chỉ mở rộng và tăng dung lượng khi bạn ghi dữ liệu vào nó. Tùy chọn thứ 2 này giúp ta tiết kiệm dung lượng cho đĩa cứng vật lý.

– Differecing : tùy chọn này cho phép nhiều server ảo hóa kết nối sử dụng chung đồng thời lên 1 đĩa cứng ảo chủ. Differencing đóng vai trò là đĩa cứng phụ trên server  ảo bạn sử dụng, khi kết nối vào chỉnh sửa ổ cứng chính thì thông tin cấu hình sẽ được lưu trên đĩa differencing.

Chọn Next.

Hộp thoại Specify Name and Location, đặt tên và vị trí lưu cho server ảo. Chọn Next.

Hộp thoại Configure Disk. Nhập vào dung lượng cho đĩa cứng ảo.

– Create a new blank virtual hard disk : Tạo đĩa cứng hoàn toàn mới.

– Copy the contents of the specified physical disk : Sao chép dữ liệu từ đĩa cứng vật lý sang đĩa cứng ảo.

Chọn Next.

Hộp thoại Completing the New Virtual Hard Disk Wizard. Chọn Finish.

Kiểm tra tại vị trí lưu đĩa cứng ảo đã có file HDD2.vhd

Gắn đĩa cứng ảo vào server ảo.

Vào Settings của server ảo hóa bạn muốn thêm đĩa cứng.

Khung bên trái chọn vào IDE Controller 0, bên phải chọn vào Hard Drive chọn Add.

Khung bên trái chọn vào Hard Drive mới tạo,bên phải khung Virtual hard disk (.vhd) file. Chọn vào Browse…

 Chọn vào virtual hard disk muốn gắn thêm vào server ảo hóa, chọn OK.

Kiểm tra xem đã gắn đĩa cứng ảo vào. Chọn OK.

Kết nối vào server ảo hóa để kiểm tra. Chuột phải vào SERVER01 chọn Connect…

Start server ảo hóa.

Nhập mật khẩu đăng nhập vào hệ thống.

Mở Server Manager, bung Storage chọn vào Disk Management.

Kiểm tra đã có đĩa cứng mới dung lượng 50GB.

Virtual disk với HotSwap :

Chỉ là nói một cách liên tưởng để bạn có thể hiểu ngay sự đổi mới của Hyper-V trong phiên bản Windows Server 2008 R2. Những đĩa cứng ảo có thể thêm vào hoặc loại bỏ ra một cách dễ dàng mà không cần shutdown server ảo,công việc mà trong những phiển bản server ảo trước thì không thể. Một vài hình ảnh minh họa cho sự cải tiến này.

Trên server01 hiện nay có 2 đĩa cứng ảo là Disk1 70GBDisk2 50GB.

 Kiểm tra IP của server01.

Từ máy tính khác ping liên tục đến server01. Kiểm chứng là trong suốt quá trình gở bỏ hoặc thêm đĩa cứng ảo không phải shutdown hay gián đoạn kết nối.

Tiến hành gỡ bỏ đĩa cứng ảo trên server01. Chuột phải vào SERVER01 chọn settings…

Khung bên phải chọn vào đĩa ảo cần gỡ bỏ, bên phải chọn Remove.

Kiểm tra đĩa cứng ảo đã được gỡ ra, chọn OK.

Đường truyền vẫn ổn định liên tục.

Kiểm tra Disk2 đã gỡ ra.

024 7303 4068